Các chuyên gia LHQ cảnh báo dự luật chống khủng bố của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron có tính chất kỳ thị, nhất là kỳ thị người Hồi giáo và có thể làm hỏng thành tích bảo vệ nhân quyền của nước Pháp.

LHQ cảnh báo dự luật chống khủng bố của Pháp kỳ thị đạo Hồi

Trần Trí | 29/09/2017, 17:45

Các chuyên gia LHQ cảnh báo dự luật chống khủng bố của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron có tính chất kỳ thị, nhất là kỳ thị người Hồi giáo và có thể làm hỏng thành tích bảo vệ nhân quyền của nước Pháp.

Dân Pháp sống trong tình trạng khẩn cấp từ hai năm qua, sau khi bọn khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tấn công thủ đô Paris hồi tháng 11.2015, giết 130 người trong một loạt vụ tấn công các nhà hàng, quán bar, sân vận động quốc gia và một cuộc diễn nhạc rock ở nhà hát Bataclan.

Dự luật do Tổng thống Macron trình, được soạn nhằm cho phép Pháp kết thúc tình trạng khẩn cấp toàn quốc, bằng cách luật hóa một số quyền khẩn cấp đặc biệt.

Quyền khẩn cấp đặc biệt cho phép cảnh sát khám xét nhà, kể cả vào ban đêm mà không cần trát tòa chấp thuận hoặc không cần có sự giám sát pháp lý.

Quyền này còn trao thêm nhiều quyền cho các quan chức như quyền buộc người dân phải chịu quản thúc tại gia mà không qua qui trình pháp lý bình thường, hoặc quyền đóng cửa các cơ sở tôn giáo và quyền cho phép hạn chế tụ tập đông người.

Bộ trưởng Nội vụ Gerard Colomb gọi dự luật là ‘câu trả lời kéo dài cho mối đe dọa kéo dài’. Dự kiến Quốc hội Pháp sẽ tranh luận để có thể thông qua trong tháng 10 tới.

Mở rộng hoạt động ‘chặn xét’ và cảnh sát ‘thăm nhà’

Tình trạng khẩn cấp toàn quốc đã gia hạn nhiều lần từ năm 2015 và vẫn còn hiệu lực. Nhưng làm sao rời khỏi tình trạng này là một trong những thách thức đầu tiên đối với Tổng thống Macron. Các chính khách chật vật tìm cách thoát khỏi tình trạng khẩn cấp mà không để bị xem là yếu ớt vào lúc Pháp vẫn bị khủng bố đe dọa.

Dịp Lễ Quốc khánh Pháp 14.7.2016, Tổng thống Pháp lúc đó, ông Francois Hollande tuyên bố với toàn dân: ông dự tính kết thúc tình trạng khẩn cấp. Nhưng vài giờ sau, một tài xế xe tải lao xe vào đám đông ở vùng biển Nice, giết chết 86 người. Đó là một trong những vụ tấn công khủng bố nghiêm trọng nhất.

Tình trạng khẩn cấp không được dỡbỏ, được gia hạn nhiều lần trong các tháng sau, bất chấp việc một tiểu ban an ninh quốc hội đặt câu hỏi về tính hiệu quả của biện pháp này.

Khi nhậm chức Tổng thống, ông Macron đã hứa sẽ củng cố luật chống khủng bố, nhằm “tổ chức một cách thoát khỏi tình trạng khẩn cấp thật hiệu quả”, và ông muốn kết thúc tình trạng này từ đầu tháng 11 tới.

Nhưng dự luật chống khủng bố của lãnh đạo Pháp lại muốn chuyển các quyền khẩn cấp đặc biệt của cảnh sát thành luật, nên những hạn chế quyền tự do trong một giai đoạn đặc biệt có thể trở nên thường xuyên.

Dự luật có thể chuyển các quyền đặc biệt của cảnh sát thành hoạt động thường xuyên, như quản thúc tại gia các nghi phạm, đóng cửa các cơ sở tôn giáo, mở rộng hoạt động cảnh sát “chặn- xét” ở những vùng chỉ định. Và cũng cho phép khám xét nhà (nay gọi là ‘ghé thăm nhà’)mà không có sự giám sát của cán bộ tư pháp.

Dự luật bị chê là kỳ thị người Hồi giáo

Tuy nhiên, các tổ chức nhân quyền Pháp, các luật sư và những nhà trí thức cảnh báo: dự luật là “một bước lùi’ của việc tôn trọng luật pháp. Nhà sử học Patrick Weil nói dự luật sẽ ‘gây chia rẽ và bêu riếu’, tăng những cuộc “chặn- xét’ dựa trên vẻ ngoài hoặc màu da của người bị chặn- xét.

Luật sư lão làng Henri Leclerc, cựu chủ tịch Liên minh nhân quyền Pháp, hồi tháng này đã nói với báo Giải phóng (Libération): “Macron đang rời khỏi tình trạng khẩn cấp mà không bỏ nó, nhưng là chuyển nó thành thường xuyên”.

Ông còn cảnh báo dự luật nhằm tái trấn an người dânnhưng các biện pháp nhắm vào người có thể bị nhận định là ‘nghi phạm khủng bố. Ông nói: “Đây là luật về nghi canvà nó nguy hiểm”.

Bà Fionnuala Ní Aolin, một báo cáo viên đặc biệt của LHQ, nói dự luật có những điều khoản có thể vi phạm quyền tự do, an ninh, tự do tụ tập và tự do tôn giáo.

Một báo cáo viên LHQ khác, ông Michel Forst cảnh báo dự luật có nguy cơ tạo ra ‘tình hình khẩn cấp thường xuyên’, trao cho nhà nước các quyền khẩn cấp đặc biệt mà không có sự kiểm soát của các thẩm phán và hệ thống pháp lý.

Ông Forst nói với kênh phát thanh France Inter rằng những người đầu tiên bị luật nhắm tới sẽ là những người “bị cho là nghi can” gồm tín đồ Hồi giáo. Ông cho biết: “LHQ đang dõi theo Pháp về chuyện này vì uy tín và tầm ảnh hưởng của Pháp''.

Trong một lá thư gởi chính quyền Pháp, các chuyên gia LHQ cảnh báo dự luật chống khủng bố mới “định nghĩa chung chung về khủng bố” khiến thổiphồngsự lo ngại các quyền khẩn cấp có thể được vận dụng theo một cách thiên vị”.

Bảo Vĩnh (theo Guardian)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
LHQ cảnh báo dự luật chống khủng bố của Pháp kỳ thị đạo Hồi