Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tiếp tục chiến dịch thanh trừng sau vụ đảo chính hụt. Ngày 30.7 (giờ địa phương), 17 nhà báo đã bị tống giam. Căn cứ quân sự của NATO tại Thổ Nhĩ Kỳ bị bao vây.
Bao vây căn cứ Incirlik
Trang Hurriyet đưa tin ngày 30.7 (giờ địa phương), mọilối ra vào căn cứ không quânIncirlik tại tỉnh Adana (Thổ Nhĩ Kỳ) đều đã bị phong tỏa.
Căn cứ Incirlik là căn cứ không quânquan trọng của NATO tại Thổ Nhĩ Kỳ. Mỹ đãbố trí từ 50 đến 90 vũ khí hạt nhân chiến lược tại đây.
Lực lượng bao vây căn cứ gồm 7.000 cảnh sát có vũ trang và nhiềuxe hạng nặng.
Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ bao vây căn cứ Incirlik - Ảnh: Sputnik News
Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu Omer Celik đãlên tiếng trấn an người dân rằngcuộc bao vây chỉ là “kiểm tra an ninh”.
Tuy nhiên, trang Hurriyet lại cho biết trước đó cảnh sát Adana đã nhận được tin sẽ xảy rađảo chính lần thứ hainên cảnh sátđã được đặt trong tình trạng báo động cao và triển khainhiều hành động ngăn chặn, trong đó có bao vây căn cứ Incirlik.
Trước đó, sau khi vụđảo chính thất bại, Thổ Nhĩ Kỳ đã từng tiến hành cắt điện căn cứ này trong một tuần.
Kết tội 17 nhà báo
Trước đó, hãng tin Anadolu đưa tinngày 29.7, tòa án tại Istanbulđã mở phiên tòa xét xử21 nhà báo.
Các nhà báo bị bắt vì bị cáobuộc ủng hộ giáo sĩFethullah Gulen (đang sống lưuvong ở Mỹ), người màTổng thống Erdogan cho rằng đã chủ mưuvụ đảo chính.
Ngày 30.7, 17 nhà báo đãbị tòa kết tội tham gia "tổ chức khủng bố" và bị tống giam. 4 nhà báo được trảtự do.
Trong số các nhà báo bị bắt có cây bútbình luận nổi tiếng Nazli Ilicak, từng là nghị sĩ Hạviện.
Bình luận viên nổi tiếng Nazli Ilicak bị bắt - Ảnh: Daily Mail
Trong tuần này, Thổ Nhĩ Kỳ đã phátlệnh bắt giữ 89 nhà báo và trên thực tế đã bắt 47 nhà báo.
Hầu hết cácnhà báo bị bắt đều từng làm việc cho tờ Zaman, tờ báo được cho là có liên hệ chặt chẽ với phong trào Hizmet củagiáo sĩ Fethullah Gulen.
Ngoài bắt giữ cácnhà báo, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ còn ban hành lệnh đóng cửa 131 tờ báo, đài phát thanh, đàitruyền hình lẫn các hãng thông tấn.
Nhà báoAhmet Abakay, chủ tịch Hiệp hội Các nhà báo tiến bộ có trụ sở tại Ankara, cho biết: “Chúng tôi lo sợ chính phủ đang tiến hành săn lùngnhắm vào cácnhà báo. Họ xem nhà báo đều cùng một giuộc. Tình hình hiện tại rất nguy hiểm đốivới các nhà báo”.
Dư luận quốc tế đã bày tỏ lo ngại trước sự kiệnThổ Nhĩ Kỳ đưa ra xét xử và buộc tội 17 nhà báo.
BàEmma Sinclair-Webb, giám đốc tổ chứcHuman Rights Watch văn phòng Thổ Nhĩ Kỳ, ghi nhậncác nhà báo bị buộc tộidính líu đến tổ chức thân giáo sĩGullen chứ khôngdính líu đếnđảo chính.
Bà phát biểu:“Nếu chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ không có bất cứ bằng chứng nào chứng minh các nhà báo có tham gia đảo chính thì tôi cực lực lên án hành động này. Đâylà hành động tấn công truyền thông và làmtổn hại nền dân chủ Thổ Nhĩ Kỳ”.
Tổ chức Ân xá quốc tếcũng đã lên tiếngchỉ trích hành động trấn áp truyền thông ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Fotis Filippou, phó giám đốc Tổ chức Ân xá quốc tế tại châu Âu, gọi hành động bắt giữ và xét xử nhà báo lần này ở Thổ Nhĩ Kỳlà cuộc tấn công mới nhất nhắm vào giới truyền thông vốn đã suy yếu vì cácvụ đàn áp trước của chính quyền.
Ông nhận xét:“Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ muốn dập tắt các chỉ trích mà không thèm quan tâm đến luật pháp quốc tế”.
Nhà báo Sahin Alpay (áo xanh) cùng 16 nhà báo khác đã bị kết tội tham gia tổ chức khủng bố- Ảnh: Daily Mail
BáoDaily Mail (Anh) ngày 31.7 đãtrích dẫn phát biểu của Maja Kocijancic, người phát ngôn của Liên minh châu Âu (EU), bày tỏ quan ngại khi sau đảo chính, Thổ Nhĩ Kỳ ngoài ban bố tình trạng khẩn cấp còn tiến hành hàng loạt biện pháp trấn áp, trong đó có bắt giữnhà báo và đóng cửa các cơ quan truyền thông.
Bà Kocijancic nhắc nhở với tư cách là một nước đang được xem xét để gia nhập EU, Thổ Nhĩ Kỳ nên “áp dụng cácchuẩn mực dân chủ cao nhất, trong đó có bảođảm tự do báo chí”.
758 binh sĩ được trả tự do
Trong ngày 30.7, hãng tin Anadolu đưa tin đã có758 binh sĩ bị bắt vì tìnhnghi dính líu đến vụđảo chính hụtđã được trả tự do.
Các binh sĩ được thả sau khi công tố viên đưa ra đề nghị cùng với lời khai của những người này và được thẩm phán chấp nhận. Thẩm phán kết luận việc giam giữ 758 binh sĩ là không cần thiết.
Tuy nhiên, đến nayvẫn còn 231 binh sĩ bị giam giữ.
Cẩm Bình