Dư luận cho rằng, sau cuộc đảo chính bất thành của một bộ phận quân đội đêm 15 rạng sáng 16.7, có thể Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bước vào một thời kỳ bạo lực mới khi Tổng thống Recep Tayyip Erdogan lợi dụng tình hình để thanh trừng các đối thủ chính trị.

Liệu có xảy ra 'tắm máu' ở Thổ Nhĩ Kỳ?

Hà Ngọc Bách | 17/07/2016, 16:37

Dư luận cho rằng, sau cuộc đảo chính bất thành của một bộ phận quân đội đêm 15 rạng sáng 16.7, có thể Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bước vào một thời kỳ bạo lực mới khi Tổng thống Recep Tayyip Erdogan lợi dụng tình hình để thanh trừng các đối thủ chính trị.

Theo văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, trong ngày đảo chính đã có tổng cộng 265 người chết thuộc cả hai phe bảo vệ chính phủ và đảo chính. Ngay sau cuộc chính biến bất thành, hơn 2.800 quân nhân đã bị bắt với cáo buộc tham gia đảo chính và phạm tội "phản quốc".

Không chỉ bắt các quân nhân, Tổng thống Erdogan "tiện tay" sa thải luôn 2.700 công tố viên và bắt luôn 140 thành viên của tòa án tối cao, tất cả những người này đều bị buộc tội là "có liên kết với các nhóm đảo chính". Danh tính của những người vừa bị bắt tại Thổ Nhĩ Kỳ không được công khai.

Thế nhưng, điều rõ ràng làhầu hếtnhững người trên đều thuộc phe ủng hộ giáo sĩ đang sống lưu vong ở Mỹ là Fethullah Gulen. Ông Erdogan đã cáo buộc kẻ thù chính trị đang sống lưu vong của mình là người giật dây vụ đảo chính vừa qua.

Trong một bài phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã chỉ thẳng Mỹ và yêu cầu Tổng thống Obamadẫn độ ông Gulenvề Thổ.

"Thưa ngài tổng thống, ngài hãy trục xuất hoặc bàn giao cho chúng tôi người đang sống tại một khu đất rộng 400 mẫu Anh ở Pennsylvania", ông Erdogan nói. "Tôi đã nói với ngài rằng ông ta tham gia vào âm mưu đảo chính nhưng ngài không nghe. Giờ đây, một ngày sau cuộc đảo chính, tôi nói lại vấn đề này một lần nữa".

Ngoại trưởng John Kerry nói rằng ông hoàn toàn ủng hộ chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng hy vọng ông Erdogan sẽ không "làm trầm trọng tình hình thêm nữa".

"Chúng tôi hoàn toàn biết sẽ có chất vấn về ông Gulen. Và rõ ràng là chúng tôi sẽ nhờ chính phủ Thổ Nhỉ Kỳ... trình cho chúng tôi bằng chứng hợp pháp", ông Kerry nói, bác bỏ mong muốn dẫn độ Gulencủa Tổng thống Erdogan.

Ông Gulen, người đã phủ nhận cóliên quan đến vụ đảo chính hôm 15.7, lại đưa ra một "thuyết âm mưu" theo đó chính ông Erdogan đã dàn xếp một cuộc "đảo chính giả".

"Tôi không tin rằng thế giới tin vào những cáo buộc của Tổng thống Erdogan. Có khả năng đây là một cuộc đảo chính giả được dùng để đưa ra thêm cáccáo buộc(chống lại những người ủng hộ ông Gulen)", ông Gulennói.

Cuộc đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu vào nửa đêm 15.7, khi phe đảo chính tấn công hàng loạt mục tiêu quan trọng tại Istanbul và Ankara. Tuy nhiên, ngay lập tức ông Erdogan đã nắm lại thế thượng phong bằng cách kêu gọi người dân ra đường ngăn đảo chính.

Những người ủng hộ chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ bao vây lực lượng đảo chính và tước vũ khí của nhóm binh sĩ này, giúp chính quyền của ông Erdogan vượt qua thời điểm khó khăn nhất.

"Thổ Nhĩ Kỳ có một chính phủ và tổng thống được bầu. Chúng tôi chịu trách nhiệm và sẽ làm việc tới khi quyền hạn của chúng tôi kết thúc", ông Erdogan nói với đám đông ủng hộ khi tình hình bắt đầu đảo ngược.

Sẽ có "tắm máu"?

Nhiều chuyên gia đang lo lắng rằng sẽ có "tắm máu" tại Thổ Nhĩ Kỳ sau khi cuộc đảo chính thất bại. Điều này lại càng rõ hơn với những tuyên bố của ông Erdogan cũng như Thủ tướng Binali Yildirim.

Ông Erdogan thì nói là ông thoát chết trong gang tấckhi chỉ vừa rời khỏi khách sạn mà ông nghỉ thì khách sạn bị phe đảo chính đánh bom. Ông Yildirim thì không ra tuyên bố, nhưng hình ảnh được đăng tải trên mạng cho thấy văn phòng của ông ở Tòa nhà Quốc hội là mục tiêu bị phe đảo chính không kích tối 15.7.

Cả hai người đứng đầu Thổ Nhĩ Kỳ đều nói rằng hành động của phe đảo chính và những người bị cáo buộc ủng hộ phe này là "phản quốc" và sẽ "phải trả giá đắt".

Cái giá mà những người bị cáo buộc có liên quan đến đảo chính hiện chưa được chính thức đưa ra. Nhưng ông Yildirim đã đánh tiếng rằng ông muốn thay đổi hiến pháp để xử tử những người này.

Tám quan chức quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã trốn sang Hy Lạp bằng máy bay trực thăng, tuyên bố xin tị nạn chính trị. Nhưng Ngoại trưởng Thổ Nhĩ KỳMevlut Cavusoglu nói ông đã yêu cầu Hy Lạp dẫn độ những người ấy về nước và đã được đồng ý.

Quyền lực của Tổng thống tăng thêm

Tổng thống Erdogan từ trước đã có nhiều động thái thay đổi hiến pháp theo hướng tăng quyền cho mình vì chức danh của ông vốn là một chức danh nghi lễ nhiều hơn quyền lực. Các chuyên gia phân tích chính trị ở Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng sự kiện đảo chính hụt lần này sẽ giúp ông Erdogan thêm động lực để thay đổi hệ thống chính trị theo hướng thâu tóm quyền lực vào tay tổng thống.

Tình hình tại Thổ Nhĩ Kỳ khá hoảng loạn khi các phe phái đối lập thi nhau tuyên bố "không liên quan" đến vụ đảo chính, đặc biệt là nhóm ủng hộ Gulenvà ông ta cũng như các quan chức quân đội theo chủ nghĩa thế tục.

Tất nhiên, dù thế nào đi chăng nữa, việc mất ổn định tại Thổ Nhĩ Kỳ là điều không nước nào trên thế giới muốn, đặc biệt là Mỹ và châu Âu. Thổ Nhĩ Kỳ hiện quá quan trọng trong hàng loạt chính sách mang tính sống còn như cuộc chiến chống khủng bố, chặn dòng người di cư sang châu Âu...

Thiên Hà (theo The Guardian)

Bài liên quan
Thổ Nhĩ Kỳ ngừng giao thương với Israel
Hãng Reuters dẫn lời Bộ Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ ngày 2.5 thông báo nước này đình chỉ tất cả hoạt động xuất nhập khẩu với Israel với lý do “thảm kịch nhân đạo tại các vùng lãnh thổ của Palestine ngày càng tồi tệ”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Đề nghị kỷ luật nguyên Bí thư TP.HCM Lê Thanh Hải
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ông Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM bị Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đề nghị kỷ luật.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Liệu có xảy ra 'tắm máu' ở Thổ Nhĩ Kỳ?