Hiệu quả tương tự nhau trên tất cả các loại vắc xin COVID-19 được nghiên cứu.

Liều vắc xin thứ 4 của AstraZeneca hiệu quả 73% trong việc ngăn ngừa COVID-19

Phương Nam | 28/07/2022, 14:02

Hiệu quả tương tự nhau trên tất cả các loại vắc xin COVID-19 được nghiên cứu.

Theo dữ liệu mới từ Đại học Chiang Mai của Thái Lan (*), vắc xin COVID của AstraZeneca (còn có tên là Vaxzevria – ChAdOx1-S [Tái tổ hợp]) có hiệu quả trong việc ngừa nhiễm COVID-19 do biến thể Omicron khi được sử dụng làm mũi bốn (liều nhắc lại thứ hai).

Nghiên cứu đời thực này cho thấy hiệu quả của vắc xin (VE) trước biến thể Omicron là 73% (95% Khoảng tin cậy [CI] 48-89%) khi liều thứ tư dùng Vaxzevria được tiêm trộn với bất kỳ loại vắc xin cơ bản hoặc nhắc lại nào trước đó. Theo các tác giả của nghiên cứu này, đây là những dữ liệu đầu tiên được biết đến hiện nay nhằm đánh giá hiệu quả của phác đồ tiêm trộn (khác loại) 4 liều vắc xin COVID-19.1

Các kết quả này đã được xuất bản theo dạng preprint trên trang Research Square.

Dữ liệu cũng cho thấy liều thứ tư của bất kỳ loại vắc xin COVID-19 nào đã được nghiên cứu, bao gồm cả vắc xin AstraZeneca, có hiệu quả trung binh là 75% trong việc ngừa nhiễm biến thể Omicron (VE 75%, 95% CI 71-80%). Độ hiệu quả của vắc xin là 73% đối với Vaxzevria, tương tự với vắc xin mRNA là 71% (VE 71%, 95% CI 59-79%), đã được điều chỉnh theo độ tuổi, giới tính, lịch trình tiêm và loại vắc xin đã được tiêm trước đó.

astra1.jpg
Liều thứ 4 vắc xin COVID-19 của AstraZeneca hiệu quả 73% trong việc ngừa nhiễm COVID-19 do biến thể Omicron

Giáo sư danh dự, bác sĩ Suwat Chariyalertsak, Khoa Y tế Công cộng Đại học Chiang Mai, Thái Lan, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng quan trọng chứng minh liều thứ tư của bất kỳ loại vắc xin COVID-19 nào cũng có thể giúp ngừa nhiễm biến thể Omicron có khả năng lây lan mạnh. Các nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao như người cao tuổi và có bệnh mạn tính cần được bảo vệ liên tục bằng các liều vắc xin tăng cường. Dữ liệu cũng chứng minh hiệu quả của các liệu trình tiêm vắc xin khác loại, hay còn gọi là ‘tiêm trộn’, tạo điều kiện đẩy mạnh các kế hoạch tăng tỷ lệ bao phủ liều tăng cường."

John Perez, Phó chủ tịch Cấp cao, Trưởng bộ phận Phát triển Vắc xin và Liệu pháp Miễn dịch AstraZeneca, cho biết thêm: “Các dữ liệu mới này đã giúp chúng ta hiểu thêm về tầm quan trọng của liều tăng cường trong việc phòng ngừa COVID-19, trong bối cảnh các biến thể đang biến đổi liên tục. Vắc xin của AstraZeneca không chỉ hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong, mà còn có thể giúp ngừa nhiễm biến thể Omicron khi được dùng làm liều thứ tư, với khả năng bảo vệ tốt hơn so với liều thứ ba.”

Bên cạnh đó, một đánh giá sơ bộ về dữ liệu từ các bệnh viện đã chứng minh hiệu quả của vắc xin trong việc ngăn ngừa bệnh COVID-19 tiến triển nặng (cần can thiệp thở máy xâm nhập) và ngăn ngừa tử vong trong làn sóng Omicron diễn ra từ tháng 2 đến tháng 3 năm 2022. Ở tất cả các nhóm tuổi đã tiến hành tham gia nghiên cứu, liệu trình tiêm trộn 3 liều vắc xin đem lại hiệu quả bảo vệ 98% trước nguy cơ bệnh nặng và tử vong do COVID-19. Với các đối tượng đã tiêm liều thứ 4, nhóm nghiên cứu chỉ ghi nhận một ca tử vong duy nhất, là một bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền. Điều này cho thấy vắc xin có hiệu quả rất cao. Bộ dữ liệu này vẫn đang trải qua quá trình đánh giá, và kết quả sẽ được công bố sau.

Nghiên cứu này đo lường hiệu quả đời thực của các loại vắc xin Vaxzevria, CoronaVac và vắc xin sử dụng công nghệ mRNA bằng cách ứng dụng hệ thống giám sát chủ động giúp so sánh cùng một hồ sơ bệnh nhân trong hai giai đoạn biến thể Delta và biến thể Omicron đang lưu hành mạnh.

Tính tới thời điểm hiện tại, hơn 3 tỉ liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca đã được cung ứng trên toàn thế giới, và được ước tính là đã giúp cứu sống hơn 6 triệu người trong giai đoạn từ 8.12.2020 đến 8.12.2021 theo các mô hình nghiên cứu.

(*) Đây là nghiên cứu bệnh chứng test âm tính ở khu vực tỉnh Chiang Mai thuộc miền Bắc Thái Lan, dựa trên dữ liệu được thu thập được bởi Trung tâm Tiêm chủng Bộ Y tế Công cộng Thái Lan (MOPH IC), Nghiên cứu này được thiết kế để đánh giá hiệu quả của các liệu trình tiêm vắc xin khác loại (tiêm trộn) trong việc ngăn ngừa nhiễm SARS-CoV-2.
Nghiên cứu này đánh giá dữ liệu thuộc giai đoạn biến thể Delta hoạt động mạnh (1.10.2021 - 31.10.2021), và giai đoạn biến thể Omicron hoạt động mạnh (1.2.2022 - 10.4.2022) ở Thái Lan để đo lường hiệu quả của liệu trình tiêm 3 liều vắc xin khác loại trong giai đoạn biến thể Delta, và liệu trình tiêm 3 hoặc 4 liều vắc xin khác loại trong giai đoạn biển thể Omicron.
Nghiên cứu này gồm 27.301 người tham gia (2.130 ca dương tính và 25.171 ca âm tính) trong giai đoạn hoành hành của biến thể Delta, và 36.170 người tham gia (14.682 ca dương tính và 214.881 ca âm tính) trong giai đoạn hoành hành của biến thể Omicron.
Một đánh giá sơ bộ khác trên hệ thống quản lý bệnh nhân tại một bệnh viện đã cung cấp phân tích mô tả về hiệu quả của mũi tiêm thứ 3 và thứ 4 trong việc ngăn ngừa các diễn biến COVID-19 nặng và tử vong.
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Liều vắc xin thứ 4 của AstraZeneca hiệu quả 73% trong việc ngăn ngừa COVID-19