Thông tin trên được đưa ra tại Báo cáo "kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2012-2017" vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố. Theo đánh giá, lĩnh vực ngân hàng có nguy cơ rửa tiền cao nhất, với gần 90% tổng số báo cáo giao dịch đáng ngờ (STR) gửi đến Cục Phòng chống rửa tiền có liên quan đến lĩnh vực ngân hàng.

Lĩnh vực ngân hàng có nguy cơ rửa tiền cao nhất, thứ nhì là bất động sản

17/05/2019, 18:05

Thông tin trên được đưa ra tại Báo cáo "kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2012-2017" vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố. Theo đánh giá, lĩnh vực ngân hàng có nguy cơ rửa tiền cao nhất, với gần 90% tổng số báo cáo giao dịch đáng ngờ (STR) gửi đến Cục Phòng chống rửa tiền có liên quan đến lĩnh vực ngân hàng.

Lĩnh vực ngân hàng chiếm gần 90% tổng số báo cáo giao dịch đáng ngờ - Ảnh: Internet

Nguy cơ rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng được xác định có thể liên quan chủ yếu đến việc rửa tiền có nguồn gốc từ tội tham ô tài sản (tội phạm chủ yếu liên quan đến những người có chức vụ, quyền hạn), đánh bạc và trốn thuế. Để che giấu nguồn tiền thu được, tội phạm thường sử dụng tài khoản ngân hàng dưới tên người khác để nhận và chuyển các khoản tiền có nguồn gốc bất hợp pháp.

"Mặc dù không phải tất cả các khoản tiền thu bất chính đều được tội phạm đưa vào chu trình tẩy rửa tiền, song điều này cũng chứng tỏ so với các lĩnh vực khác trong nền kinh tế, khả năng tội phạm lựa chọn hệ thống ngân hàng nhằm hợp pháp hóa các khoản thu bất chính để biến những đồng tiền bẩn trên thành tiền sạch là cao hơn", báo cáo chỉ ra.

Ở lĩnh vực thứ hai có nguy cơ rửa tiền cao là bất động sản. Đây được xem là lĩnh vực thu hút được nhiều nguồn tiền đầu tư có giá trị lớn, các giao dịch mua bán, chuyển nhượng bất động sản có thể thực hiện bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản và không thông qua sàn giao dịch bất động sản nên rất khó cho các cơ quan chức năng kiểm tra, xác định nguồn gốc của tiền. Để rửa tiền, các đối tượng phạm tội thường nhờ người thân trong gia đình mua, chuyển nhượng, cho tặng bất động sản.

Lĩnh vực có nguy cơ rửa tiền cao thứ ba là kênh chuyển tiền phi chính thức. Báo cáo cho biết những lợi ích vượt trội về phí chuyển tiền, tính tiện lợi, không phải chứng minh mục đích chuyển tiền, tính đơn giản về thủ tục… so với các kênh chuyển tiền chính thức, các kênh chuyển tiền phi chính thức (chuyển tiền ngầm) cũng được sử dụng để chuyển kiều hối về Việt Nam. So với các kênh chuyển tiền chính thức, các kênh chuyển tiền ngầm này tiềm ẩn nguy cơ rửa tiền cao hơn.

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cho biết, đây là lần đầu tiên Việt Nam thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền và tài trợ khủng bố. Với các thông tin, số liệu, hồ sơ vụ việc thu thập được thông qua cơ chế phối hợp trong nước và hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, các bảng câu hỏi khảo sát, các nghiên cứu, thông tin mở (báo, tạp chí, internet); thông qua bộ công cụ của Ngân hàng Thế giới đã xác định được "nguy cơ” về rửa tiền và tài trợ khủng bố cũng như “Tính dễ bị tổn thương” trong công tác phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố của Việt Nam.

Báo cáo kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2012-2017 đã xác định rủi ro rửa tiền quốc gia là trung bình cao, rủi ro về tài trợ khủng bố quốc gia là thấp. Báo cáo cũng đã xác định rủi ro rửa tiền cụ thể cho các lĩnh vực kinh tế.

"Triển khai đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền và tài trợ khủng bố là nội dung quan trọng hàng đầu để phục vụ cho đánh giá đa phương cũng như có ảnh hưởng lớn đến kết quả đánh giá đa phương của Nhóm Châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền đối với cơ chế phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố của Việt Nam vào cuối năm nay”, Phó Thống đốc nói.

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã tiến hành điều tra, khởi tố 1 vụ án về tội rửa tiền có nguồn gốc từ tội tham ô. Trong nhóm tội phạm về tham nhũng, so với tội hối lộ và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, số vụ án bị truy tố, xét xử về tội tham ô tài sản cao hơn (cụ thể, năm 2016 xét xử 80 vụ với 161 bị cáo, năm 2017 xét xử 18 vụ với 41 bị cáo).

Tuyết Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
9 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lĩnh vực ngân hàng có nguy cơ rửa tiền cao nhất, thứ nhì là bất động sản