“Một đất nước không thể đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa nếu không có ngành công nghiệp phát triển ở trình độ cao dựa trên nền tảng khoa học tiên tiến. Ngành công nghiệp nặng của nước ta đang khủng hoảng thật sự, đặc biệt cơ khí chế tạo đang đi thụt lùi so với mấy chục năm trước”, đại biểu quốc hội Phùng Đức Tiến nhận định.

Lo ngại ngành công nghiệp nặng đang khủng hoảng và thụt lùi

Trí Lâm | 09/06/2017, 14:39

“Một đất nước không thể đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa nếu không có ngành công nghiệp phát triển ở trình độ cao dựa trên nền tảng khoa học tiên tiến. Ngành công nghiệp nặng của nước ta đang khủng hoảng thật sự, đặc biệt cơ khí chế tạo đang đi thụt lùi so với mấy chục năm trước”, đại biểu quốc hội Phùng Đức Tiến nhận định.

Năng lực trong nước chưa đáp ứng nhu cầu

Phát biểu tại Quốc hội sáng 9.6,đại biểu Phùng Đức Tiến (Hà Nam) cho biết tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp Việt Nam đang có xu hướng chậm lại, trung bình chỉ đạt 14,3%/năm. Giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng giảm hầu hết trong các nhóm ngành công nghiệp. Trong đó, cơ khí chế tạocó vị trí rất quan trọng, là cơ sở động lực cung cấp toàn bộ trang thiết bị cho các ngành công nghiệp khác.

“Một đất nước không thể đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóanếu không có ngành công nghiệp phát triển ở trình độ cao dựa trên nền tảng khoa học tiên tiến. Ngành công nghiệp nặng của nước ta đang khủng hoảng thật sự, đặc biệt cơ khí chế tạo đang đi thụt lùi so với mấy chục năm trước”, ông Tiến nói.

Đại biểu này cũng cho rằng năng lực trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu. Hiện chỉ có khoảng 3.100 doanh nghiệp trong khi nhu cầu máy móc của Việt Nam được dự báo lên tới 250 tỉ USD giai đoạn 2011-2025. Điều này khiến hàng năm Việt Nam phải chi hàng chục tỉ USD để nhập khẩu máy móc, thiết bị.

“Năm 2015, chúng ta nhập khẩu 27,57 tỉ USD tiền máy móc thiết bị, nhưng xuất khẩu đi chỉ đạt 8,17 tỉ USD. Bên cạnh đó, năng lực trong nước mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu”, đại biểu nói.

Đại biểu Phùng Đức Tiến (Hà Nam) cho biết ngành công nghiệp nặng Việt Nam đang tụt hậu

Theo vị này, nguyên nhân là do các doanh nghiệp thiếu vốn, công nghệ lạc hậu. Việc tiếp cận vốn ngân hàng khó khăn, chính sách nhà nước tuy đã đầy đủ nhưng “doanh nghiệp chỉ được hưởng trên giấy”; Việc đầu tư còn phân tán, chưa có cơsở mạnh làm đòn bẩy, chưa thực hiện liên kết; thiếu nhân lực chất lượng cao…

Về công nghiệp hỗ trợ, sau hơn 30 năm đổi mới, thu hút đầu tư, tác động vào ngành chưa rõ nét, chưa có sự lan tỏathúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển. “Kết quả của các chương trình ngành công nghiệp hỗ trợ chậm. Trong thời gian dài, ngành chưa được quan tâm đúng mức, tồn tại nhiều yếu kém, nhiều sản phẩm đơn giản nhưng chưa sản xuất được”.

Ông nêu rõ, hiện cả nước có 1.383 doanh nghiệp hoạt động, chia làm 3 nhóm chính là cơ khí, điện tử, nhựa và cao su. So với tổng số 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động, doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ chỉ chiếm 0,03%, trong đóchỉ500 doanh nghiệp cung ứng cho ngành sản xuất ô tô, xe máy, điện tử…

“Hầu hết nguyên liệu chế tạo phụ tùng phải nhập khẩu, tỷ lệ cung ứng nguyên phụ liệu cho 1 số nhóm ngành sản xuất trọng điểm như ô tô chỉ đạt 20-30% khiến giá trị gia tăng thấp, năng lực cạnh tranh kém. Các doanh nghiệp cung ứng linh kiện chủ yếu là các doanh nghiệp Nhật, Hàn, tiếp đến là Đài Loan, cuối cùng mới là Việt Nam với một tỷ trọng thấp”, ông Tiến nhấn mạnh.

Do đó, ông Tiến cho rằng cần đánh giá nghiêm túc lại về sự suy giảm của ngành, nhất là những ngành có “vị trí xứng đáng một thời” để có giải pháp phù hợp. Đồng thời thúc đẩy nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng cơ chế đặc thù, cải thiện môi trường kinh doanh, để thu hút nhà đầu tư; thúc đẩy chuyển giao công nghệ. Thay vì gia công, lắp ráp, nhập công nghệ giá rẻ thì cần nhập công nghệ nguồn…

Cần có giải pháp để không phải giải cứu nông sản

Đề cập đến những vấn đề của ngành nông nghiệp, Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (Bình Phước) đề nghị Chính phủ cần có giải pháp căn cơ để tránh tình trạng "giải cứu" nông sản. “Chúng ta hết giải cứu dưa hấu, giải cứu lợn giờ lại đi giải cứu bí đỏ. Vì vậy cần khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao”, đại biểu nói.

Vị này nhận định, “chúng ta xác định nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế nhưng trụ đỡ này đang ngày càng yếu dần do biến đổi khí hậu, nguồn nước bị đe dọa bởi xâm nhập mặn, hiện tượng được mùa mất giá, liên tục phải đưa ra các đợt giải cứu nông sản. Chính vì thế chủ trương đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao của Chính phủ là con đường tất yếu và đúng đắn”.

Tuy nhiên, ông cũng nêu ra một số rào cản khi doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ cao. “Khi tiếp xúc với một doanh nghiệp triển khai trồng dưa lưới công nghệ cao thì để đầu tư ngành này cần lượng vốn lớn từ 6-15 tỉ đồng/ha, song hiện chưa có căn cứ hay chính sách cụ thể để doanh nghiệp tiếp cận vay vốn đầu tư nông nghiệp công nghệ cao”.

Đại biểu này cũng cho biết, Chính phủ đưa ra gói tín dụng nông nghiệp công nghệ cao 100 nghìn tỉ nhưng để tiếp cận được rất khó khăn, phải đảm bảo các điều kiện như doanh nghiệp phải có 3 năm hoạt động trong lĩnh vực, phải chứng minh được hoạt động trong nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, phải nằm trong vùng quy hoạch,…

Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (Bình Phước) đề nghị Chính phủ cần có giải pháp căn cơ để tránh tình trạng "giải cứu" nông sản - ảnh: Trithuctre

Đại biểu Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) cũng bày tỏ lo ngại đến sự phát triển kinh tế ở khu vực nông nghiệp nông thôn hiện naytăng trưởng liên tục suy giảm, một số mặt hàng nông sản khó tiêu thụ, chăn nuôi gặp khó khăn…

“Làm thế nào để người dân tham gia sản xuất nông nghiệp được ổn định, thu nhập nâng cao, môi trường không ô nhiễm?”, đại biểu Thúy nêu câu hỏi.

Bên cạnh đó, vị này cũng nhận định, công tác tái cơ cấu nông nghiệp sau hơn 3 năm cho thấy chưa phát triển xứng tầm với tiềmnăng, sản xuất manh mún. Đầu tư của nhà nước vào sản xuất nông nghiệp còn thấp, chất lượng nông sản hạn chế….

Kiến nghị đến Quốc hội, đại biểu Nguyễn Anh Tuấn này cho rằng bên cạnh việc tạo điều kiện để doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thì cần sớm xác lập quyền tài sản trên đất nông nghiệp để doanh nghiệp có cơ sở vay vốn; tăng cường giao đất cho doanh nghiệp; khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao…

“Cần tăng cường dự báo tình hình để tránh đầu tư tràn lan, cung vượt cầu dẫn đến được mùa mất giá, được giá mất mùa, gây ra nợ xấu - là cục máu đông trong nền kinh tế”, đại biểu này nói.

Sản phẩm Việt rơi vào tay chủ ngoại

Hiện tượng mua bán, sáp nhập, nhất là trong ngành bán lẻ đang gây ra nhiều nguy cơ cho khu vực doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là nhỏ và vừa. Các sản phẩm của các doanh nghiệp vơi dần khi siêu thị Việt rơi vào tay chủ ngoại. Các start up có thể chết từ trong trứng nước.

Tập đoàn AEON của Nhật Bản cho cho biết kế hoạch đến năm 2020 xây dựng 20 trung tâm thương mại lớn khắp cả nước với vốn 1,5 tỉ USD. Lotte của Hàn Quốc cũng phấn đấu đến năm 2020 xây dựng 60 trung tâm thương mại trị giá 3,2 tỉ USD. BJC của Thái Lan đã thâu tóm Metro. Giai đoạn 2015-2016 cũng chứng kiến nhiều vụ thâu tóm doanh nghiệp từ vốn FDI. Central Group mua lại 49% cổ phần Nguyễn Kim và năm 2016 tiếp tục gây sốc khi thôn tính chuỗi BigC với giá khoảng 1 tỉ Euro.

Đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương)

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lo ngại ngành công nghiệp nặng đang khủng hoảng và thụt lùi