Bộ Công Thương nhận định, với tốc độ tăng trưởng ổn định trung bình 20 - 30%/năm của thị trường ô tô dưới 9 chỗ như hiện nay thì đến năm 2020, Việt Nam sẽ sớm vượt Philippines cả về sản xuất và bán hàng.
Ngành ô tô Việt Nam phát triển khá nhanh
Đó là một trong những nhận định của Bộ Công Thương tại báo cáo trình lên Thủ tướng về giải pháp phát triển ngành ô tô Việt Nam. Bộ Công Thương cho biết,ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam đã phát triển khá nhanh trong 2 năm trở lại đây.
Cụ thểnăm 2015, sản lượng sản xuất, lắp ráp xe ô tô trong nước đạt trên 200 nghìn xe mỗi năm, tốc độ tăng so với 2014 là 51%. Năm 2016, sản lượng tiếp tục tăng mạnh, đạt trên 283,3 nghìn xe mỗi năm, tăng 38% so với năm 2015 và 109% so với năm 2014.
Đáng chú ý, một số loại xe ô tô sản xuất tại Việt Nam đã xuất khẩu sang các thị trườngLào, Campuchia, Myanmar, Trung Mỹ... TDự kiến nhu cầu thị trường trong nước đạt khoảng 450.000-500.000 xe năm 2020; sang năm 2025 sẽ là 800.000-900.000 xe/năm.
Songnhìn nhận lại thực trạng, Bộ Công Thương cho rằng trước khi AFTA có hiệu lực hoàn toàn, dung lượng thị trường ô tô của Việt Nam vẫn còntương đối nhỏ. Đến 2018, những sản phẩm ô tô nhập khẩu nguyên chiếc từ các nước khác trong ASEAN vào Việt Nam hưởng thuế 0% sẽ khiếngiá cảcạnh tranh rất mạnh, dẫn đến quy mô sản xuất bị thu hẹp, không đảm bảo hiệu quả kinh tế trong sản xuất.
Điều này cũng sẽ dẫn tới lo ngại Việt Nam trở thành thị trường cho các nước có công nghiệp phát triển ô tô mạnh hơn như Thái Lan, Indonesia khai thác. Theo đó, nếu không phát triển ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước thìthị trường này sẽ là xe nhập khẩu, xe khách và xe tải nhập khẩu chiếm 50%, còn 50% sản xuất được trong nước với tỷ lệ nội địa hoá 50%.
Nhanh nhưng chưa đủ!
Trong một báo cáo gần đây về ngành ô tô, Bộ Công Thương đã thừa nhận hạn chế của ngành vẫn là sản xuất, lắp ráp, dây chuyền sản xuất chủ yếu chỉ gồm 4 công đoạn chính là hàn, sơn, lắp ráp, kiểm tra.
Bên cạnh đó, giá xe vẫn cao vẫn do áp lực từ thuế phí, chất lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước dù cải thiện vẫn chưa bằng xe nhập khẩu; chưa tạo được sự hợp tác, liên kết và chuyên môn hoá giữa các doanh nghiệp.
Đặc biệt, tỷ lệ nội địa hóa của ngành ô tô còn ở mức thấp, như ô tô cá nhân đến 9 chỗ ngồi chỉ đạt bình quân 7-10%, trong khi tỷ lệ nội địa hoá của các nước trong khu vực trung bình đã đạt được 65-70% (Thái Lan đạt tới 80%).
Trước thực trạng trên, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhìn nhậnthời gian tới ngành ô tô cần tạo dựng đượcthị trường đủ lớn cho các nhà sản xuất ô tô trong nước (khuyến khích sử dụng xe ô tô sản xuất trong nước); trong đóphải có các biện pháp hợp lý bảo đảm sự phát triển minh bạch, lành mạnh của thị trường thông qua các hàng rào kỹ thuật, các biện pháp chống gian lận thương mại.
Ngoài ra phải đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa xe nhập khẩu và xe sản xuất trong nước thông qua cơ chế ràng buộc trách nhiệm của chủ thể nhập khẩu xe đối với người tiêu dùng, tương tự như đối với xe sản xuất trong nước.
Để xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp ô tô trong nước thời gian tới, Bộ Công Thương đang lấy ý kiến rộng rãi cho Dự thảo Nghị định về điều kiện sản xuất, kinh doanh của ngành ô tô. Dù được nhìn nhận đã có những điểm tích cực, tiến bộ, nhưng sự thảo lần này vẫn còn bất cập về thủ tục hành chính, các loại giấy tờ được phép nhập khẩu đối với các doanh nghiệp...
Tuyết Nhung