Nhằm tìm kiếm giải pháp ứng phó với thách thức cung ứng và sử dụng nước sạch trên địa bàn TP.HCM, SAWACO và Báo Phụ nữ TP.HCM đã phối hợp tổ chức hội thảo “Nước với đời sống: Cung ứng, sử dụng và đối phó với thách thức”.

Lời giải nào cho bài toán cung ứng và sử dụng nước sạch trước những thách thức của biến đổi khí hậu

Hạ Vĩ | 28/11/2023, 11:20

Nhằm tìm kiếm giải pháp ứng phó với thách thức cung ứng và sử dụng nước sạch trên địa bàn TP.HCM, SAWACO và Báo Phụ nữ TP.HCM đã phối hợp tổ chức hội thảo “Nước với đời sống: Cung ứng, sử dụng và đối phó với thách thức”.

Tham dự hội thảo có ông Cao Thanh Bình - Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP.HCM; ông Trần Quang Minh - Tổng giám đốc Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV, cùng ban lãnh đạo, cán bộ SAWACO; các chuyên gia đầu ngành, các nhà khoa học lĩnh vực môi trường, quy hoạch đô thị, kiến trúc; giảng viên, sinh viên các trường đại học; đại diện chính quyền các sở ban ngành TP.HCM; bà Lý Việt Trung - Tổng biên tập Báo Phụ nữ TP.HCM; bà Phạm Thị Vân Anh - Phó tổng biên tập Báo Phụ nữ TP.HCM, cùng các phóng viên báo, đài.

Thuận lợi đan xen thách thức

Những năm qua, Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã không ngừng cố gắng để đảm bảo sản xuất nước liên tục và ổn định với tổng công suất cấp nước của toàn hệ thống khoảng 2,4 triệu m3/ngày, với mạng lưới đường ống dài gần 12.000km, cung cấp nước sạch cho gần 2,2 triệu hộ dân thành phố. Đây là nỗ lực không nhỏ từ phía Tổng công ty khi TP.HCM là siêu đô thị với số dân đông nhất trên cả nước.

Theo ông Trần Quang Minh - Tổng giám đốc Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV, hiện 100% người dân TP.HCM có thể sử dụng và tiếp cận nước sạch. Công suất phát nước mỗi ngày khoảng 1,89 triệu m3 nước phục vụ cho 13 triệu dân đang sinh sống và làm việc tại thành phố, với 1,6 triệu đồng hồ nước và 12.000km đường ống nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại những thách thức, đặc biệt là tác động của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn ở sông Đồng Nai, sông Sài Gòn (nhất là những tháng cao điểm mùa khô), ô nhiễm nguồn nước, áp lực nước không đồng đều, an toàn cấp nước…

Thực tế này cũng được TS Lê Thanh Hòa - Trưởng khoa Đô thị học, Đại học KHXH&NV TP.HCM chỉ ra. Ông Lê Thanh Hòa cho biết, nguy cơ thiếu nước ở TP.HCM khi dân số tăng nhanh trong 10 năm qua, với mức tăng ước tính 2,2%/năm. Sự gia tăng này đặt ra áp lực lớn đối với việc cung cấp nước khu vực vùng ven, do mật độ dân số đông gây khó khăn cho việc điều tiết nước.

z4901719080705_c0045ede2d41d3d116277a68927c33c1.jpg
Ông Trần Quang Minh (bìa trái) tặng hoa cho các chuyên gia tham dự hội thảo

Trước áp lực đô thị hóa và bùng nổ dân số, phía SAWACO dù đã có một số giải pháp tạm thời và lâu dài như áp dụng các công nghệ xử lý tiên tiến để xử lý ô nhiễm, hồ chứa nước sạch, cấp nước cho các khu vực ở xa, nước yếu... nhưng vẫn còn nhiều thách thức. Do đó, hội thảo “Nước với đời sống: Cung ứng, sử dụng và đối phó với thách thức” với nội dung xoay quanh việc cung ứng nước sạch cho TP.HCM khi đối mặt trước những thách thức về biến đổi khí hậu, gia tăng dân số và thay đổi sản xuất theo xu hướng 4.0, trong đó những vấn đề được đề cập đến như quy hoạch, thiết kế, phân bổ dân số, hành vi sử dụng nước… là cơ hội tìm kiếm giải pháp hướng đến một đô thị đảm bảo an ninh nguồn nước và đảm bảo cân bằng sinh thái trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên nước bền vững.

Đề xuất nhiều giải pháp

Theo PGS-TS Nguyễn Minh Hòa, hiện nay nguồn nước đang là vấn đề được toàn cầu quan tâm. Ở Việt Nam, Chính phủ và các bộ, ngành rất quan tâm đến vấn đề phát triển, bảo tồn, tái tạo nguồn nước. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng đề án “Bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và đã được Bộ Chính trị kết luận, thông qua vào ngày 23.6.2022. Điều này cho thấy tính cấp bách và sự quan tâm của cơ quan chức năng về việc bảo đảm an ninh nguồn nước.

Để đảm bảo an ninh nguồn nước, theo ông Nguyễn Minh Hòa, ngành cấp nước thành phố cần xây dựng những kịch bản và chuẩn bị đối phó với những biến động có thể xảy ra, bên cạnh đó là quy hoạch không gian, phân bổ dân số hợp lý, kết hợp với xã hội số, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.

2(1).jpg
Quang cảnh thảo luận trong buổi hội thảo "Nước với đời sống: Cung ứng, sử dụng và đối phó với thách thức"

Ngoài ra, một số chuyên gia cũng đưa ra một số đề xuất về quy hoạch không gian TP.HCM đến năm 2040 và bài toán cung ứng nước; thiết kế khu dân cư, chung cư theo hướng tối ưu hóa sử dụng nước dưới nhãn quan đô thị xanh; pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn nước... nhằm hướng đến một đô thị đảm bảo không chỉ an ninh nước mà còn hướng đến chất lượng nước, thuận tiện trong sử dụng, hợp lý giá cả và đảm bảo cân bằng sinh thái trong việc khai thác và sử dụng bền vững.

Kết luận hội thảo, ông Trần Quang Minh - Tổng giám đốc Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV gửi lời cảm ơn đến những ý kiến đóng góp của các chuyên gia và sẽ đưa vào điều chỉnh quy hoạch cấp nước làm cơ sở pháp lý giải quyết những hạn chế còn tồn tại trong việc cung ứng và sử dụng nguồn nước.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạp chí Một Thế Giới sẽ truyền tải tốt nhất thông tin về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chủ tịch Hội Thông tin khoa học và công nghệ Việt Nam Trần Văn Tùng yêu cầu Tạp chí Một Thế Giới truyền tải tốt nhất những thông tin về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số...
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
  • Những bài báo trên đất Liên Xô của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
    2 giờ trước Hồ sơ
    Ngày 27.6.1923, Nguyễn Ái Quốc với giấy thông hành cấp cho người thợ ảnh “Chen Vang” rời cảng Hamburg trên con tàu mang tên nhà cách mạng Đức Karl Liebknecht chính thức lên đường sang Liên Xô. Ngày 30.6.1923, Người đến thành phố Petrograd (nay là Saint-Petersburg) - cái nôi của Cách mạng Tháng 10 Nga, và tháng 7 cùng năm Người lên đường tới Moskva. Trên đất nước Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc đã viết nhiều bài báo nổi tiếng và cũng có những bài báo viết về Nguyễn Ái Quốc với những đánh giá đặc biệt sâu sắc và những dự cảm chính xác.
  • Diễn văn tại lễ kỷ niệm 100 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025)
    3 giờ trước Theo dòng thời sự
    Sáng 21.6, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo - Dân vận Trung ương phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh. Tạp chí Một Thế Giới xin giới thiệu nguyên văn bài diễn văn của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo - Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tại lễ kỷ niệm đặc biệt này.
  • Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam
    4 giờ trước Sự kiện
    Sáng 21.6.2025, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, các nhà lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đại biểu đã dự Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Tổng bí thư có bài phát biểu quan trọng, Một Thế Giới xin trân trọng giới thiệu nguyên văn cùng bạn đọc
  • Nghị quyết 18 yêu cầu báo chí phải gọn hơn để mạnh hơn
    5 giờ trước Sự kiện
    Nghị quyết 18, với mục tiêu tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị, đã yêu cầu báo chí phải "gọn hơn" để "mạnh hơn".
  • Bị châu Âu dọa phạt, Google phải thay đổi trong chức năng tìm kiếm
    5 giờ trước Thế giới số
    Google đã đề xuất những thay đổi đối với kết quả tìm kiếm của mình nhằm làm nổi bật các đối thủ cạnh tranh hơn, với mục đích tránh bị phạt tiềm năng theo Đạo luật Thị trường kỹ thuật số (DMA) của Liên minh Châu Âu (EU).
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lời giải nào cho bài toán cung ứng và sử dụng nước sạch trước những thách thức của biến đổi khí hậu