Theo dõi lối sống của hàng trăm phụ nữ đã giúp các bác sĩ Mỹ kết luận rằng tình trạng ngồi lì, ít vận động làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thể 2 (type 2).
Theo Journal of the American Heart Association, một hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống mà mọi người hay nhìn thấy là phụ nữ lớn tuổi thường ngồi trên một chiếc ghế trong một thời gian dài. Có người đang xem tivi, có người đan len, hay đơn thuần nói chuyện điện thoại.
Các bác sĩ và nhà xã hội học gần đây đã bắt đầu nghiên cứu toàn diện về lối sống ít vận động và mức độ hoạt động thể chất thấp ảnh hưởng đến cuộc sống. Đặc biệt, 5 năm trước, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng việc không hoạt động thể chất và lối sống ít vận động làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cũng như các bệnh về tim và mạch máu.
Theo phát hiện của các nhà khoa học Mỹ, lối sống như vậy có ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe của phụ nữ lớn tuổi. Họ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thể 2 tăng cao đáng kể.
Các nhà khoa học đã mời một nhóm 500 tình nguyện viên nữ cao tuổi và trung niên tham gia thử nghiệm và theo dõi cuộc sống của họ trong vài tuần. Sau đó, dữ liệu hoạt động được so sánh với các chỉ số y tế.
Hóa ra, cứ sau 15 phút ngồi lại làm tăng lượng đường trong máu lên 1% ở phụ nữ gốc châu Âu và 5% ở phụ nữ Mỹ gốc Latinh. Đồng thời, nồng độ insulin trong máu tăng 7% và mức độ kháng với hormone này - ngay lập tức tăng 9%. Tuy nhiên, nếu những người tham gia thử nghiệm định kỳ đứng lên và đi lại thì có thể giảm ngay lập tức các chỉ số đó.
Ông Dorothy D.Sears, giáo sư tại Đại học Arizona (Mỹ) và là một trong những tác giả của của công trình nghiên cứu chia sẻ rằng rất ngạc nhiên trước việc thời gian ngồi tĩnh tại ảnh hưởng đến sự nhạy cảm với insulin của phụ nữ, thậm chí có tính đến tất cả các yếu tố phụ như béo phì và mức độ hoạt động thể chất.
Để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, các nhà khoa học khuyên phụ nữ, đặc biệt là người lớn tuổi, nên đứng dậy khoảng 15 phút một lần. Trong trường hợp này, họ có thể các công việc như dọn dẹp hoặc nấu ăn.
Vũ Trung Hương