Theo báo The Guardian, Công ty Citymapper (Anh) ra mắt dịch vụ vận chuyển mới có tên Smart Ride. Các nhà phát triển hứa hẹn sẽ kết hợp các ưu điểm của 3 phương thức vận tải: các bến dừng đỗ cố định như xe buýt, khả năng đặt chuyến đi như gọi taxi và một mạng lưới giao thông thống nhất như tàu điện ngầm.

London triển khai dịch vụ giao thông đô thị 'cũ mà mới'

Vũ Trung Hương | 24/02/2018, 11:17

Theo báo The Guardian, Công ty Citymapper (Anh) ra mắt dịch vụ vận chuyển mới có tên Smart Ride. Các nhà phát triển hứa hẹn sẽ kết hợp các ưu điểm của 3 phương thức vận tải: các bến dừng đỗ cố định như xe buýt, khả năng đặt chuyến đi như gọi taxi và một mạng lưới giao thông thống nhất như tàu điện ngầm.

Đối với dịch vụ mới, trước mắt công ty sẽ sử dụng xe hơi thiết kế cho 8 người.Smart Ride vừa xuất hiệntrong tháng 2 này. Với ứng dụng Citymapper, cư dân London sẽ có thể đặt hàng mini-bus chạy theo một tuyến đường cố định và đến đích cùng với những hành khách khác.

Công ty đã nhận được giấy phép của Sở Giao thông London, theo đóCitymapper có quyền vận hành mạng lưới vận tải, sẽ tự thiết lập các tuyến đường và có thể thay đổi trong ngày khi nhu cầu đi lại tăng lên. Hệ thống Smart Ride sẽ không có một tuyến đường được thiết lập cố định và cũng không có một kế hoạch bến đỗ bất biến.

Hiện tại đây là dịch vụ duy nhất ở London kết hợp những ưu điểm của xe buýt và xe taxi. Trước đó, Citymapper đã cố gắng để khởi động dịch vụ vận chuyển xe buýt riêng của mình, nhưng công ty đã phải từ bỏ ý tưởng này vì các quy định quá nghiêm ngặt.

“Xe hơi Smart Ride sẽ dừng đỗ tại các vị trí được xác lập trước, nhưng đồng thời xe vẫn sẽ hoạt động như một chiếc taxi,hành khách có thể gọi xe trong đơn đặt hàng và ngồi đúng vị trí đã chọn. Một mạng lưới đường bộ chằng chịt cũng khiến cho dịch vụ giống như một tuyến tàu điện ngầm”- Omid Ashtari, Giám đốc công ty giải thích.

Sở dĩ công ty đặt giới hạn vào việc dùng xe 8 chỗ ngồi là do yêu cầu của sở giao thông. Ở London, xe chuyên chở trên 9 người phải tuân theo đúng lộ trình và thời gian biểu chặt chẽ. Mọi thay đổi cần phải được chính quyền cho phép và chờ đợi xác nhận ít nhất một tuần. Chuyển sang mô hình gọi phương tiên giao thông công cộng theo nhu cầu đang trở thành nếp ở nhiều thành phố trên thế giới. Một hệ thống như vậy trong tương lai sẽ làm giảm ùn tắc giao thông và giúp cải thiện môi trường sinh thái.

Tại Đức, hướng tới mục tiêu giảm số xe hơi lưu thông trên đường, chính quyền đề xuất cung cấp dịch vụ giao thông công cộng miễn phí. Hiện vẫn chưa rõ cách thức tài trợ cho ngành giao thông. Giao thông công cộng ở Đức rất phổ biến, cụ thể năm 2017 số lượt hành khách sử dụng dịch vụ này đã đạt 10,3 tỉ.

Vũ Trung Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
London triển khai dịch vụ giao thông đô thị 'cũ mà mới'