Trong vài ngày trở lại đây, việc UBND tỉnh thừa Thiên - Huế đăng ký chứng nhận nhãn hiệu Bún bò Huế có kèm theo logo đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Ý kiến ủng hộ thì cho rằng đây là việc nên làm nhằm bảo vệ tên gọi một món ăn đặc sản và khá phổ biến ở Việt Nam, đồng thời cũng là một cách làm thương hiệu và tránh trường hợp nước ngoài "giật" lấy. Trong khi ý kiến trái chiều thì e ngại gây ra khó dễ cho người bán Bún bò Huế khi món ăn này đã trở thành sở hữu chung của dân tộc Việt Nam. Dưới đâ

Luật sư nói gì về việc sử dụng 'Nhãn hiệu chứng nhận Bún bò Huế'?

Theo Lao động | 08/08/2016, 10:01

Trong vài ngày trở lại đây, việc UBND tỉnh thừa Thiên - Huế đăng ký chứng nhận nhãn hiệu Bún bò Huế có kèm theo logo đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Ý kiến ủng hộ thì cho rằng đây là việc nên làm nhằm bảo vệ tên gọi một món ăn đặc sản và khá phổ biến ở Việt Nam, đồng thời cũng là một cách làm thương hiệu và tránh trường hợp nước ngoài "giật" lấy. Trong khi ý kiến trái chiều thì e ngại gây ra khó dễ cho người bán Bún bò Huế khi món ăn này đã trở thành sở hữu chung của dân tộc Việt Nam. Dưới đâ

Điều đầu tiên có thể thấy, bún bò Huế là một ăn phổ thông và hiện đã được phổ biến rộng rãi không chỉ trong nước và cả nước ngoài, tài liệu phổ biến về cách thức nấu món ăn này cũng được công khai rộng rãi và cuối cùng là món ăn này được nấu theo nhiều khẩu vị khác nhau không chỉ của người bán mà còn của cả cộng đồng người ăn khu vực đó. Chẳng hạn, có nơi thì ăn Bún bò Huế với ớt tươi, có nơi lại ăn với ớt xay, có nơi ăn với sa tế…

Theo tôi, việc UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đăng ký và sở hữu nhãn hiệu chứng nhận Bún Bò Huế có kèm theo logo cụ thể đó nhằm mục đích tránh bị nước ngoài đăng ký mất thương hiệu, giống như cà phê Đắc Lắc hay Nước mắm Phú Quốc. Đây là việc cần làm. Và dưới góc độ của pháp luật về sở hữu trí tuệ thì UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế có quyền đăng ký và sở hữu nhãn hiệu chứng nhận này.

Theo khoản 18, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì: Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Như vậy, có thể thấy rõ, những cá nhân, tổ chức nào có sử dụng nhãn hiệu Bún bò Huế có kèm theo logo như UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã đăng ký (và được cấp giấy chứng nhận bảo hộ) thì phải xin phép chủ sở hữu nhãn hiệu, mà ở đây là UBND tỉnh Thừa Thiên – Huến hay tổ chức UBND tỉnh này ủy quyền cho quản lý nhãn hiệu chứng nhận này. Còn nếu chỉ sử dụng tên Bún bò Huế nói chung và không có kèm theo logo nói trên thì sẽ không phải xin phép bất cứ ai. Bỏi lẽ, tên gọi Bún bò Huế chỉ là tên riêng, nhằm xác định đây là một món ăn khác với loại Bún chả, Bún đậu mắm tôm hay Bún riêu cua… chứ không phải là nhãn hiệu chứng nhận.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM)
Bài liên quan
Bộ trưởng Đào Hồng Lan kêu gọi toàn ngành y tế đăng ký hiến mô, tạng
Sau khi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động phong trào "Đăng ký hiến tặng mô, tạng cứu người - cho đi là còn mãi”, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã có thư kêu gọi tất cả các cán bộ, nhân viên ngành y tế tham gia đăng ký hiến mô, tạng sau khi qua đời.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Việc cấm người trong gia đình cùng đấu giá một tài sản là hạn chế quyền con người
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Đại biểu Trần Văn Tuấn cho rằng nếu quy định không cho cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột đăng ký tham gia đấu giá cùng một tài sản là hạn chế quyền sở hữu tài sản của công dân, không phù hợp với Hiến pháp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Luật sư nói gì về việc sử dụng 'Nhãn hiệu chứng nhận Bún bò Huế'?