Chiều 12.1, các luật sư tiếp tục phần bào chữa cho các bị cáo trong phiên xử ông Đinh La Thăng cùng đồng phạm. Theo đó, luật sư Đinh Anh Tuấn bào chữa cho bị cáo Phùng Đình Thực (nguyên TGĐ PVN) cho rằng bị cáo Thực không có hành vi cố ý làm trái. Cụ thể, luật sư Tuấn chỉ ra bị cáo Thực không chỉ đạo PVC làm tổng thầu.
Theo cáo trạng, hành vicủa ông Phùng Đình Thực được nêu rút gọn là đã cùng ông Đinh La Thăng có hành vi sai phạm trong việc chỉ đạo PVPower kýHợp đống số 33 với PVC trái quy định, sau đó chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban quản lý dự án căn cứ Hợp đồng này cấp tạm ứng hơn 6 triệuUSD và hơn 1.300tỉ đồng cho PVC, để bị can Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1,1 tỉ đồng không đúng mục đích, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 120 tỉ đồng.
Trước đó, trong phần luận tội, đại diện VKS cho rằng bị cáo Phùng Đình Thực khai báo không thành khẩn, đổ lỗi cho cấp dưới, do vậy cần phải xử lý nghiêm khắc. Xét nhân thân bị cáo chưa có tiền án, tiền sự nên có cơ sở xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt. Từ đó, đại diện VKS đưa ra mức án từ 12 - 13 năm tù cho bị cáo Phùng Đình Thực về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Đưa là tình tiết gỡ tội cho thân chủ, luật sư Tuấn nói: “Ông Đinh La Thăng phải thay đổi từ tổng thầusang liên danh tổng thầuvì trước đó, ngày 10.9.2010, ông Phùng Đình Thực đã ký quyết định thành lập Ban chỉ đạo các dự án Nhiệt điện than do ông Nguyễn Quốc Khánh - nguyên Phó TGĐ PVN làm trưởng ban. Trong đó, ông Thực yêu cầu ban này xây dựng phương án liên danh tổng thầu cho dự án Thái Bình 2 vì ông Thực nhận thấy PVC chưa đủ kinh nghiệm làm tổng thầu”.
Quan trọng, qua nghiên cứu tài liệu, luật sư cho biết không có văn bản nào nêu rõ hợp đồng 33 thiếu căn cứ pháp lý… Luật sư Tuấn cho rằng có 2 trường hợp có thể xảy ra. Thứ nhất, có thể ông Thực kết hợp với ông Đinh La Thăng ký hợp đồng EPC một cách hình thức nhằm khởi công dự án. “Hồ sơ vụ án không có tài liệu nào cho phép nhận định bị cáo Thực đã tự chỉ đạo hoặc kết hợp với bị cáo Thăng cùng chỉ đạo 2 đơn vị thành viên ký một hợp đồng chỉ đạt yêu cầu về hình thức…”, ông Tuấn nêu quan điểm.
Trường hợp thứ 2, bị cáo Thực không chỉ đạo ký hợp đồng EPC số 33 nhưng sau đó có biết cấp dưới đã trót làm sai nhưng không chỉ đạo khắc phục mà vẫn cho thực hiện hợp đồng này. Tuy vậy, ông Tuấn nêu nhiều luận điểm khẳng định, trước ngày 16.6.2011, ông Phùng Đình Thực không biết hợp đồng EPC số 33 không có giá trị pháp lý.
Do đó, luật sư Đinh Anh Tuấn khẳng định bị cáo Phùng Đình Thực không cố ý làm trái khi ủy quyền cho bị cáo Nguyễn Quốc Khánh ký hợp đồng số 4194 (tiếp nối hợp đồng EPC số 33). “Trên thực tế, ông Khánh đã ký hợp đồng chuyển đổi chủ thể số 4194 mà không báo cáo lại với ông Thực về rủi ro pháp lý của hợp đồng số 33”, ông Tuấn khẳng định.
Từ đó, luật sư Tuấn kiến nghị công tố viên tranh luận “đến cùng”, trên cơ sở nguyên tắc tranh tụng và nguyên tắc suy đoán vô tội, và ôngTuấn đề nghị HĐXX tuyên bố không đủ căn cứ để kết luận bị cáo Phùng Đình Thực có hành vi cấu thành tội “Cố ý làm trái”.
Nhã Thanh
Luật sư của Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh thực hiện phần bào chữa
Vụ xử ông Thăng và đồng phạm: Tranh cãi về giám định thiệt hại, chuyên gia nói gì?