Bộ trưởng Môi trường Yeo Bee Yin lên án những công ty trong nước nhập khẩu rác phi pháp là “kẻ phản quốc”, đồng thời cho biết Malaysia sẽ chuyển khoảng 3.000 tấn rác thải (chứa trong 60 container) trở về nơi gửi.

Malaysia lên án các công ty nhập khẩu rác phi pháp là phản quốc

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 29/05/2019, 10:49

Bộ trưởng Môi trường Yeo Bee Yin lên án những công ty trong nước nhập khẩu rác phi pháp là “kẻ phản quốc”, đồng thời cho biết Malaysia sẽ chuyển khoảng 3.000 tấn rác thải (chứa trong 60 container) trở về nơi gửi.

Nữ Bộ trưởng khẳng định số container nêu trên vi phạm luật môi trường Malaysia, với lỗi thuộc về cả phía xuất rác ở nước ngoài lẫn đối tác nhập rác nội địa.

“Mỗi container đều có người nhận trong nước, nếu không thì chúng chẳng thể nào đến đây. Đó là lý do tôi gọi họ là kẻ phản quốc”, Bộ trưởng Yeo chỉ trích.

Dù không thể tiết lộ danh tính những công ty nhập rác phi pháp vì công tác điều tra chưa hoàn thành, nhưng Bộ trưởng Yeo khẳng định cá nhân/đơn vị làm sai chắc chắn bị đưa ra xét xử.

Giới chức Kuala Lumpur vào tháng trước phát hiện trường hợp khai gian container rác thải nhựa cùng phế liệu cần xin giấy phép nhập khẩu thành loại không cần giấy phép. Số rác nhập từ ít nhất 14 quốc gia gồm Bangladesh, Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Canada, Úc, Anh…

Đặc biệt trong một container từ Bangladesh, đĩa CD (thuộc rác điện tử phi pháp) lại được giấu kín giữa vật liệu nhựa có thể tái chế.

Theo Bộ trưởng Yeo, phần lớn người dân ở quốc gia phát triển nghĩ rằng rác của họ được tái chế chứ không hề biết chúng “đổ” ở nước ngoài. Bà nêu ví dụ một công ty trụ sở tại Anh trong vòng 2 năm xuất đến 50.000 tấn rác thải nhựa sang Malaysia.

“Chúng tôi kêu gọi các quốc gia phát triển xem xét lại công tác quản lý và ngừng chuyển rác đến quốc gia đang phát triển. Nếu gửi đến thì Malaysia sẽ trả lại không thương tiếc”, Bộ trưởng Yeo tuyên bố.

Malaysia đang điều tra công ty trong nước tiếp tay nhập khẩu rác - Ảnh: Bernama

Malaysia trong năm ngoái trở thành điểm tập kết nhựa phế liệu hàng đầu sau khi Trung Quốc cấm nhập loại rác thải này. Hàng chục cơ sở tái chế chẳng có giấy phép mọc lên tại quốc gia Đông Nam Á này,khiến người dân liên tục phàn nàn về tình trạng ô nhiễm môi trường.

Hầu hết nhựa phế liệu đưa sang Malaysia đều độc hại và chất lượng thấp, thuộc loại không thể tái chế, thải ra từ nước phát triển. Tuần trước giới chức Kuala Lumpur thông báo đã chuyển 5 container rác nhựa nhập lậu trở lại Tây Ban Nha.

Không chỉ Malaysia, một quốc gia khác là Philippines cũng đang nỗ lực ngăn chặn rác thải. Chính quyền Tổng thống Rodrigo Duterte vừa tuyên bố trả rác thải về Canada và Hồng Kông.

Cẩm Bình (theo Channel News Asia)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
7 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Malaysia lên án các công ty nhập khẩu rác phi pháp là phản quốc