GS.TS.BS Nguyễn Tấn Bỉnh - Giám đốc Sở Y tế TP.HCM đã nhận định như trên tại cuộc giao ban trực tuyến Ban chỉ đạo phòng chống dịch ở TP.HCM sáng nay, 14.6.

Mầm bệnh COVID-19 tại TP.HCM xâm nhập từ sau lễ 30.4 và âm thầm len lỏi trong cộng đồng

Hồ Quang | 14/06/2021, 14:15

GS.TS.BS Nguyễn Tấn Bỉnh - Giám đốc Sở Y tế TP.HCM đã nhận định như trên tại cuộc giao ban trực tuyến Ban chỉ đạo phòng chống dịch ở TP.HCM sáng nay, 14.6.

Theo ông Bỉnh, từ ngày 18.5 đến hết ngày 13.6, TP có 821 ca mắc COVID-19 lây nhiễm trong cộng đồng ở tất cả 22 quận, huyện và TP, trong đó nhiều nhất là quận Gò Vấp với 115 ca, kế đến quận 12 có 72 ca, Bình Thạnh có 66 ca, Tân Bình có 63 ca, Bình Tân 61 ca, Tân Phú có 51 ca…

tphcmthem-10-ca0-mac0moi-co-1ca-chua-xac0dinhnguonlayhinhanh.png
Ngành y tế TP.HCM tổ chức lấy mẫu xét nghiệm SARS- CoV-2 các trường hợp có liên quan ca mắc COVID-19- Ảnh: PV 

Từ ngày 18.5 đến 23.5, TP phát hiện 2 chuỗi lây nhiễm gồm chuỗi lây nhiễm ở “Công ty Grove ở quận 3” và chuỗi “ bánh canh O Thanh ở quận 3”; từ ngày 26.5 phát hiện thêm chuỗi “nhóm truyền giáo Phục Hưng” và từ ngày 2.6 đến nay phát hiện nhiều chuỗi lây nhiễm khác chưa rõ nguồn gốc.

Trong đó, chuỗi lây nhiễm lớn nhất đến nay vẫn là chuỗi lây nhiễm của nhóm truyền giáo Phục Hưng. Từ ngày 26.5 đến nay, chuỗi lây nhiễm này có 470 trường hợp mắc COVID-19, có mặt ở 21/ 22 quận huyện và TP. Mặc dù vậy, chuỗi lây nhiễm này đã cơ bản được kiểm soát. 

Tuy nhiên, điều ông Bỉnh lo ngại là  tình trạng xuất hiện các chuỗi lây nhiễm chưa rõ nguồn gốc và chủ yếu được phát hiện khi những người này đến bệnh viện khám sàng lọc.

Theo ông Bỉnh thì "mầm bệnh có thể xâm nhập vào TP.HCM sau đợt nghỉ lễ 30.4 và 1.5. Những ca nhiễm bệnh có thể đã len lỏi trong cộng đồng, chỉ được phát hiện thông qua khám sàng lọc. Việc phát hiện những ca bệnh này là nhờ các cơ sở khám chữa bệnh tăng cường cảnh giác, nhưng cũng cho thấy các ca bệnh vẫn đang âm thầm trong cộng đồng phát triển song song với các ca bệnh thuộc chuỗi truyền nhiễm Phục Hưng đã được kiểm soát. Và có thể còn đó, những ca bệnh còn chưa có triệu chứng trong cộng đồng, ít lây lan và chưa được phát hiện”, ông Bỉnh chia sẻ.

Phân tích của ông Bỉnh cho thấy, các chuỗi lây nhiễm trong đợt dịch này là chủng virus Delta gây lây nhiễm mạnh trong gia đình, hàng xóm, nơi làm việc (đặc biệt là các tòa nhà văn phòng). Sự lây nhiễm từ gia đình vào nơi làm việc và từ nơi làm việc về nhà đã làm cho dịch lan tỏa rất nhanh và rộng tại TP.

Các ổ dịch cộng đồng lớn ghi nhận tại TP chủ yếu là các khu nhà trọ, cụm dân cư tại các quận huyện vùng ven và khu vực nông thôn đô thị hóa và cả những bệnh nhân mắc COVID-19 làm việc trong khu công nghiệp, nhân viên y tế, nhân viên văn phòng.

Đặc biệt, đến nay đã có 5 bệnh viện có nhân viên y tế mắc COVID-19 gồm: Bệnh viện quận Tân Phú (5 người), Bệnh viện Nam Sài Gòn (1 người), Bệnh viện Nhi đồng 1 (1 người), Bệnh viện Nhân dân Gia Định (2 người), Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (53 người).

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Xuất khẩu gạo Việt Nam có nhiều cơ hội
Ông Nguyễn Phúc Nam, Phó vụ trưởng Vụ thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), cho biết trong quý 1/2024, gạo Việt Nam xuất khẩu vẫn tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường gạo thế giới.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mầm bệnh COVID-19 tại TP.HCM xâm nhập từ sau lễ 30.4 và âm thầm len lỏi trong cộng đồng