Ngày Tết, các gia đình Việt luôn có mâm ngũ quả để cúng gia tiên. Tùy theo từng vùng miền mà mâm ngũ quả khác nhau nhưng về mặt phong tục, ý nghĩa mâm ngũ quả tượng trưng cho ước muốn của gia chủ trong dịp năm mới.

Mâm ngũ quả ngày Tết ở 3 miền và ý nghĩa từng loại trái cây

24/01/2020, 11:18

Ngày Tết, các gia đình Việt luôn có mâm ngũ quả để cúng gia tiên. Tùy theo từng vùng miền mà mâm ngũ quả khác nhau nhưng về mặt phong tục, ý nghĩa mâm ngũ quả tượng trưng cho ước muốn của gia chủ trong dịp năm mới.

Trong quan niệm và truyền thống của người Việt, trong ngày Tết, dâng mâm ngũ quả cúng gia tiên càng đẹp mắt, càng đủ đầy sung túc sẽ làm ấm áp lòng người đã khuất. Mâm ngũ quả thường gồm 5 loại trái cây khác nhau, các loại quả được lựa chọn đại diện cho nguyện ước, mong muốn của gia chủ trong năm mới như: Sức khỏe, may mắn, tình yêu, bình an, giàu có…

Vào dịp Tết, gia đình nào cũng phải có mâm ngũ quả trang trí đẹp mắt trên bàn thờ Phật, bàn thờ Tổ Tiên.

Cách chưng mâm ngũ quả Tết đặc trưng của 3 miền

Miền Bắc: Mâm ngũ quả theo thuyết ngũ hành.

Trong mâm ngũ quả của người miền Bắc, khá cầu kỳ sẽ gồm 5 loại quả có 5 màu tương ứng với ngũ hành như chuối ( màu xanh – tương úng với hành Mộc), bưởi diễn ( màu vàng – tương ứng với hành Kim), quả hồng trứng ( màu đỏ – tương ứng với hành Hỏa), dưa lê ( màu trắng – tương ứng với hành Thủy), cam canh ( màu cam đất -tương ứng với hành Thổ).

"Ngũ" còn thể hiện ước muốn của gia chủ là đạt được "ngũ phúc lâm môn": Phúc (may mắn), quý (giàu có), thọ (sống lâu), khang (khỏe mạnh), ninh (bình an).

Miền Bắc, người ta thường bày các loại quả phổ biến là chuối, bưởi, đào, hồng, quýt, táo... Riêng chuối có thể thay bằng phật thủ.

Miền Nam: Chọn quả có tên tương ứng

Đối với người miền Nam, mâm ngũ quả đơn giản hơn. Người ta chọn các loại quả có tên tương ứng với mong cầu như: cầu (mãng cầu) – sung túc (sung) – vừa (dừa) – đủ (đu đủ) – xài (xoài).

Cũng vì quan niệm theo tên mà một số loại trái cây có cái tên kém may mắn sẽ không xuất hiện trong mâm ngũ quả của người miền Nam là cam, quýt và chuối. Cam quýt gắn với câu "quýt làm cam chịu" - mang ý nghĩa lam lũ, vất vả nên không bày để thờ cúng. Còn chuối thì là chúi nhủi, làm ăn không phất lên được; lê gắn với quan niệm lê lết, đổ bể, thất bại.

Miền Trung: Có gì cúng nấy, miễn thành tâm là được

Riêng với người miền Trung, mâm ngũ quả lại rất bình dị, tùy theo điều kiện của mỗi gia đình và những loại hoa quả theo mùa mà bày biện lên mâm ngũ quả ngày Tết. Đối với người miền Trung, chỉ cần thành tâm kính nhớ Tổ tiên Ông Bà là đủ.

Các loại trái cây thường thấy trên mâm ngũ quả ở miền Trung là chuối, thanh long, xoài, cam, quýt, sung...

Ý nghĩa của các loại quả trên mâm ngũ quả

Phật Thủ: Bàn tay Phật che chở cho con người.

Chuối: Bảo bọc, mang đến sự bình an và thịnh vượng.

Đào: Thăng tiến thuận lợi.

Thanh Long: Cát tường và thịnh vượng.

Sung: Ý nghĩa tích cực về sự sung mãn tài lộc và sức khỏe

Dừa: Thanh bạch, hóa giải và tinh khiết

Bưởi: Tẩy xui rủi và trừ chướng khí

Đủ đủ: Thịnh vượng, đủ đầy.

Dưa hấu: Tốt đẹp, viên mãn, "xanh vỏ đỏ lòng" tượng trưng cho cách đối nhân xử thế của con người.

Dứa (Thơm): Đa lộc, đa phúc, thơm thảo.

Hồng: Sự thành đạt tròn đầy.

Lựu: Con đàn cháu đống.

Minh An

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Làm việc với Công an Phú Thọ, Thủ tướng nhấn mạnh cần chuyển đổi số từ cơ sở
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Công an tỉnh Phú Thọ cần quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn nữa trong triển khai Đề án 06, theo hướng tổng thể, toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mâm ngũ quả ngày Tết ở 3 miền và ý nghĩa từng loại trái cây