Các nhà khoa học Nga đã phát triển được mạng nơ rôn tự động xử lý các hình ảnh vi mô, tự động chẩn đoán ung thư và giúp giảm gánh nặng cho bác sĩ.
Theo TASS, các nhà khoa học thuộc Chi nhánh Siberia của Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã phát triển thành công một mạng nơ rôn để tự động xử lý các hình ảnh vi mô.Trí thông minh nhân tạo sẽ giúp tự động chẩn đoán ung thư, và nói chungviệc phân tích hình ảnh vi môsẽ làm giảm gánh nặng cho các bác sĩ.
Trước đó, mạng nơ rôn này ban đầu được phát triển để tự động hóa phân tích các bức ảnh cốt chỉ phục vụ cho việc chiết xuất nguyên liệu thảo dược.Trưởng phòng thí nghiệm của Viện Nghiên cứu chất rắn và hóa cơ Igor Lomovsky chia sẻ rằng để hiểu được các quá trình, cần phân tích các ảnh chụp vi mô mô tả nhữngphần siêu mỏng của các hạt và mạng lưới nơ rôn được phát triển chính nhằm mục đích này. Ngoài ra, việc xử lý tự động ảnh chụp các hệ sinh học sẽ cho phép giảm một nửa khối lượng công việc của các bác sĩ đang tham gia chẩn đoán khối u qua nhữnglát cắt tế bào. Mạng nơ rôn có thể tự động xác định đâu là tế bào bình thường, đâu là khối u.Ngoài ra, một hệ thống thông tin như vậy sẽ giúp tự động hóa phần lớn các nghiên cứu vi mô.
Các nhà khoa học nói rằng cho đến naytất cả các phân tích tế bào như vậy vẫn được thực hiện thủ công.
Vũ Trung Hương