Tháng 9, xuất khẩu thủy sản ước đạt trên 850 triệu USD. Đây là lần đầu sau 7 tháng, xuất khẩu thủy sản rơi xuống mức dưới 900 triệu USD.

Mặt hàng xuất khẩu tỉ đô của Việt Nam tụt hạng

Tuyết Nhung | 03/10/2022, 07:44

Tháng 9, xuất khẩu thủy sản ước đạt trên 850 triệu USD. Đây là lần đầu sau 7 tháng, xuất khẩu thủy sản rơi xuống mức dưới 900 triệu USD.

xkt4-1619663719858.jpg

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, tháng 9, xuất khẩu thủy sản ước đạt trên 850 triệu USD. Dù vẫn cao hơn 36% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng đây là lần đầu sau 7 tháng, xuất khẩu thủy sản rơi xuống mức dưới 900 triệu USD. Tính đến hết quý 3/2022, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chạm mốc 8,5 tỉ USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lạm phát đang tác động giảm nhu cầu nhập khẩu của các thị trường, nên xuất khẩu sang các thị trường chính đều tăng trưởng chậm lại trong tháng 9.

Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và Hồng Kông mang về doanh số cao nhất trong tháng 9 với 153 triệu USD, tăng 97% so với cùng kỳ năm 2021, so với tháng 7 chỉ thấp hơn 1,4%. Xuất khẩu sang Mỹ giảm 11% so với cùng kỳ đạt 140 triệu USD, trong khi xuất khẩu sang EU và Hàn Quốc vẫn giữ được mức tăng lần lượt 31% và 19% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong tháng 9, xuất khẩu các sản phẩm thủy sản chính đều tăng so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, cá tra vẫn giữ mức tăng trưởng cao nhất, tăng 97% đạt 161 triệu USD. Lạm phát làm giảm nhu cầu nhiều sản phẩm thủy sản, nhưng cá tra vẫn là mặt hàng lợi thế vì có giá phù hợp với túi tiền người tiêu dùng bình dân.

Xuất khẩu tôm trong tháng 9 đạt gần 350 triệu USD, tăng 13%, mức tăng thấp nhất trong các sản phẩm chính. Thiếu tôm nguyên liệu trong khi nhu cầu tại các thị trường đang chững lại vì lạm phát giá, khiến XK tôm giảm so với tháng trước. XK các sản phẩm hải sản như cá ngừ tăng 44%, mực, bạch tuộc tăng 40% và các loại cá biển khác tăng 55% trong tháng 9.

Tính đến hết tháng 9, xuất khẩu tôm đã mang về gần 3,4 tỉ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2021, cá tra cũng thu về gần 2 tỉ USD, tăng 82% các sản phẩm hải sản đạt gần 3,2 tỉ USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong 9 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản sang EU đã vượt 1 tỉ USD, tăng 41% so với cùng kỳ. Mỹ vẫn là thị trường chiếm tỷ trọng cao nhất với gần 1,8 tỉ USD, tăng 22%, xuất khẩu sang các nước CPTPP đạt gần 2,2 tỉ USD, tăng 41%. Trung Quốc vẫn là thị trường có tăng trưởng cao nhất 76% đạt 1,35 tỷ USD trong 3 quý đầu năm.

Mặc dù Trung Quốc vẫn là thị trường khó đoán định, nhưng đây vẫn là thị trường mục tiêu của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam trong những tháng cuối năm vì nhu cầu đang hồi phục và yếu tố địa lý cũng là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh chi phí vận tải và ách tắc vận chuyển vẫn là vấn đề lớn của thương mại toàn cầu.

Bài liên quan
Nhiều địa phương, doanh nghiệp tại Tiền Giang, Bến Tre được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu trái sầu riêng
Nhiều địa phương, doanh nghiệp ở 2 tỉnh Tiền Giang, Bến Tre được cấp mã số vùng trồng, mã số đóng gói để xuất khẩu trái sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc. Đây là điều kiện để trái sầu riêng nước ta có đầu ra thuận lợi, nhà vườn, doanh nghiệp có thu nhập ổn định.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mặt hàng xuất khẩu tỉ đô của Việt Nam tụt hạng