Bị tai nạn giao thông, người đàn ông bị vỡ lách, máu chảy ngập ổ bụng nguy kịch, tưởng chừng không thể qua khỏi.

Máu chảy ngập ổ bụng, vỡ lá lách, người đàn ông thoát chết trong gang tấc

Hồ Quang | 12/11/2020, 18:20

Bị tai nạn giao thông, người đàn ông bị vỡ lách, máu chảy ngập ổ bụng nguy kịch, tưởng chừng không thể qua khỏi.

Sau khi bị tai nạn giao thông, ông T.S. (49 tuổi, ngụ quận 12, TP.HCM) xuất hiện tình trạng đau bụng, cơn đau tăng dần và nhanh chóng lan ra khắp ổ bụng khiến bệnh nhân không chịu nổi phải chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á TP.HCM để cấp cứu.

mau-chay-ngap-o-bung-vo-la-lach-nguoi-dan-ong-thoat-chat-trong-gang-tac-hinh-anh(1).png
Bệnh nhân T.S. (49 tuổi, ngụ quận 12, TP.HCM) đã qua cơn nguy kịch, bảo tồn được lá lách và đang tiếp tục được theo dõi tại bệnh viện - Ảnh: BVCC

Qua kiểm tra khẩn cấp, các bác sĩ xác định người bệnh bị vỡ lách độ IV, chảy máu nhiều trong ổ bụng, đụng dập nhu mô phổi kèm gãy nhiều xương sườn trái, gãy cung gò má trái.

TS.BS Nguyễn Văn Châu – Tổng giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á cho hay cuộc hội chẩn được tiến hành nhanh chóng, kíp can thiệp đã quyết định thực hiện phương pháp “nút động mạch lách” để cứu bệnh nhân. Bằng phương pháp này, ê kíp đã bít tắc động mạch đang chảy máu để cầm máu và bảo tồn lách, tránh cuộc phẫu thuật cắt lách cho bệnh nhân.

“Sau hơn 30 phút, các bác sĩ đã can thiệp thành công, kiểm tra hình ảnh sau can thiệp không ghi nhận hiện tượng xuất huyết. Bệnh nhân đã thoát khỏi cơn nguy kịch, lá lách được bảo tồn nguyên vẹn. Đến chiều nay (12.11), bệnh nhân đã ổn định, giảm đau bụng, huyết áp ổn định, tiếp xúc tốt, dự kiến sẽ xuất viện trong vài ngày tới”, bác sĩ Châu chia sẻ.

Theo bác sĩ Châu kỹ thuật “nút động mạch lách” là phương pháp điều trị nội mạch dưới sự hỗ trợ của máy chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) và là một trong những kỹ thuật khó đòi hỏi trình độ và chuyên môn rất cao.

Với phương pháp này, các bác sĩ dùng một ống thông nhỏ luồn từ động mạch đùi lên động mạch chủ vào động mạch lách. Từ động mạch lách, bác sĩ bơm thuốc cản quang chụp toàn bộ hệ động mạch của lách, tìm đến động mạch bị vỡ gây chảy máu ổ bụng. Sau khi xác định được mạch máu bị tổn thương, vật liệu tắc mạch sẽ được bơm vào động mạch bị vỡ để cầm máu và giúp lành vết thương.

“Phương pháp can thiệp này mang lại hiệu quả cao, giúp người bệnh ít đau đớn, mất ít máu hơn, phục hồi nhanh chóng. Quan trọng nhất là bệnh nhân có thể tránh được một cuộc phẫu thuật lớn và rủi ro mất máu, bảo tồn được nguyên vẹn lá lách”, bác sĩ Châu nói.

Hiện phương pháp can thiệp bảo tồn tạng dưới hệ thống máy chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) là phương pháp hiện đại đang được một số bệnh viện lớn ở Việt Nam hướng đến. Phương pháp này giúp cứu sống, bảo tồn tạng kịp thời những trường hợp nút mạch điều trị u gan, nút mạch gan điều trị vỡ gan, nút mạch lách điều trị lách vỡ, nút mạch điều trị giãn động mạch phế quản… trong tình trạng nguy kịch.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Máu chảy ngập ổ bụng, vỡ lá lách, người đàn ông thoát chết trong gang tấc