Tổng thống Erdogan đã nhiều lần thoát chết chỉ trong đêm 15.7, khi cuộc đảo chính quân sự lật đổ ông diễn ra. Thông tin mới nhất cho thấy máy bay chở ông đã bị 2 tiêm kích F-16 của lực lượng đảo chính khóa mục tiêu.
"Ít nhất 2 máy bay chiến đấu F-16 đã quấy rối máy bay của ông Erdogan khi máy bay nàytrên đường tới Istanbul tối 15.7. Họ đã khóa mục tiêu máy bay của ông và hai chiếc F-16 hộ tống”, một sĩ quan thạo tin nóivới Reuters.
Tuy nhiên, cuối cùng máy bay của ông Erdogan vẫn hạ cánh an toàn ở Istanbul trước sáng ngày 16.7. “Tại sao các chiến đấu cơ không bắn vẫn là một bí ẩn”, sĩ quan thạo tin ngạc nhiên cho biết.
Trước đó, khi lực lượng đảo chính bắt đầuý định chiếm hàng loạt mục tiêu quan trọng tại Thổ Nhĩ Kỳ như dinh Tổng thống, tòa nhà Quốc hội... ông Erdogan cũng may mắn thoát chếtkhi những kẻ đảo chính ném bom khách sạn nơi ông nghỉ dưỡng tại Marmaris, chỉ vài phút sau khi ông rời khỏi nơi này.
Đài CNN Turk còn cho biết thêm là khoảng 25 binh sĩ xuất hiện từ một trực thăng vũ trang đã tìm cách bắt cóc Tổng thống Erdogan khi ông đang ở tại một khách sạn ở Marmaris. “Ông Erdogan đã thoát chết trong gang tấc”, một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.
Một quan chức cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ đã xác nhận những thông tin trên với Reuters. Trong khi một quan chức khác nói rằng máy bay của ông Erdogan “gặp sự cố trên không” song từ chối nêu chi tiết.
Các binh sĩ nổi loạn không chỉ nhắm tới ông Erdogan, mà Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim được cho là cũng trở thành mục tiêu trực tiếp trong suốt thời gian xảy ra hoạt động đảo chính.Văn phòng của ông Yildirim tại tòa nhà Quốc hội là mục tiêu pháo kích của phe thực hiện đảo chính.Tuy nhiênông này cũngđã may mắn thoát khỏi"lưỡi háitử thần".
Các website theo dõi chuyến bay cho thấy một chiếc máy bay loại Gulfstream IV, một loại máy bay thương mại của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, cất cánh từ sân bay Dalaman gần Marmaris khoảng 22 giờ 40 GMT hôm 15.7. Máy bay này bay vòng vòng trên không phận phía nam Istanbul, khi tiếng súng nổ ra bên dưới và chỉ tiếp đất khi tình hình ổn định hơn.
Tất cả những thông tin về những vụ ám sát Tổng thống Erdogan đều được đưa ra sau cuộc đảo chính bất thành đêm 15.7.
Trong một âm mưu đảo chính bất thành, một nhóm sĩ quan quân đội cấp cao của Thổ Nhĩ đã lập ra một phong trào chống chính phủ. Lực lượng này đã triển khai hàng loạt xe tăng và trực thăng quân sự cùng binh sĩ ở thủ đô Ankara và thành phố Istanbul. Ông Erdogan đã kêu gọi những người ủng hộ nổi dậy chống lại những đối tượng âm mưu đảo chính và chỉ tới sáng 16.7 các quân nhân đảo chính đã đầu hàng hàng loạt.
Hơn 290 người đã thiệt mạng trong chỉ khoảng nửa ngày diễn ra đảo chính, trong đó có 104 binh sĩ nổi loạn. Bộ trưởng Nội vụ Bekir Bozdag cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ đến nay đã bắt giữ 6.000 người sau vụ đảo chính bất thành, trong đó cóít nhất 3.000 binh sĩ. Tổng thống Erdogan và Thủ tướng Yildirim đều nói rằng Quốc hội nước này có thể cân nhắc đề xuất áp dụng án tử hình với những người bị cáo buộc tham gia âm mưu đảo chính.
Bắt giữ chỉ huy một sân bay
Theo thông tin mới nhất, ít nhất 15 phi công quân sự tại căn cứ Akinci, cách 50km về hướng tây bắc của Ankara đã tham gia vào âm mưu đảo chínhtối 15.7.Khi đó, người đứng đầu lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ, ông Hulusi Akar bị lực lượng đảo chính bắtlàm con tin trong căn cứ không quân này nhưng cuối cùng ông được giải cứu an toàn.
Các tiêm kích từ sân bay Akinci đã quần thảo bầu trờiIstanbul và Ankara trong đêm 15.7, làm tăng sự hỗn loạn trong đêm đó.Ngay lập tức, lực lượng chính phủ đã đưamáy bay chiến đấu từ căn cứ không quân tại Eskisehir, phía tây Ankara tới đánh bom sân bay Akinci, ngănchặn lực lượng nổi loạn cất hạ cánh.
Tuy nhiên, các máy bay của lực lượng nổi loạn đã được tiếp dầu trên không và duy trì hoạt động tới sáng 16.7 trước khi đầu hàng lực lượng chính phủ.
Chiếc máy bay chở dầuđược lấy từ căn cứ không quân Incirlik ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ, nơi đang được quân đội Mỹ sử dụng để làm căn cứ chống tổ chức Nhà nước Hồi giáoIS tại Syria và Iraq. Chỉ huy của căn cứ Incirlik đã bị bắt hôm 17.7 vì đồng lõa với cuộc đảo chính.
Chủ mưu thật sự của vụ đảo chính
Ba quan chức cấp cao của Thổ Nhĩ Kỳ đã tiết lộ với Reuters rằng Akin Ozturk, người từng là chỉ huy lực lượng không quân Thổ Nhĩ Kỳ và đang là thành viên của Hội đồng quân đội tối cao (YAS) - cơ quan chỉ huy lớn lớn nhất của các lực lượng vũtrang, là một trong những người chủ mưu thực hiện đảo chính.
Chủ mưu thứ hai được cho là Muharrem Kose, cựu cố vấn pháp lý cho Tổng tham mưu trưởng quân đội. Ông này được cho là một tín đồ trung thành của giáo sĩ Fethullah Gulen, người đang sống lưu vong tại Mỹ.
Thiên Hà (theo Reuters)