Một cựu phi công lái F-35 của Mỹ đánh giá tiêm kích tàng hình F-35B đủ sức khiến chiến lược chống tàu sân bay xâm nhập/tiếp cận bằng tên lửa đạn đạo của Trung Quốc thất bại.

Máy bay F-35B: Khắc tinh với tên lửa diệt tàu sân bay của Trung Quốc

04/02/2018, 13:52

Một cựu phi công lái F-35 của Mỹ đánh giá tiêm kích tàng hình F-35B đủ sức khiến chiến lược chống tàu sân bay xâm nhập/tiếp cận bằng tên lửa đạn đạo của Trung Quốc thất bại.

Bốn chiếc F-35B bay trình diễn từ tàu USS America - Ảnh: Hải quân Mỹ

Theo đuổi chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD), Trung Quốc đã cho xây dựng một mạng lưới các căn cứ quân sự phi pháp trên Biển Đông và tăng cường mở rộng ảnh hưởng.

Đặc biệt, Lực lượng tên lửa quân đội Trung Quốc còn giới thiệu nhiều tên lửa đạn đạo với biệt danh “sát thủ diệt tàu sân bay”, có thể bắn xa đến khoảng 800 dặm ngoài biển. Thậm chí, một cuộc thử nghiệm dùng “sát thủ” DF-21D tiêu diệt mục tiêu giả định là một tàu sân bay Mỹ cũng đã được tiến hành ở sa mạc Gobi.

Với tầm hoạt động tối đa của các tàu sân bay hải quân Mỹ vào khoảng 550 dặm, trên lý thuyết thì Trung Quốc hoàn toàn có thể dùng tên lửa để đánh bật Mỹ ra khỏi Biển Đông.

Tuy nhiên, theo trung tá David Berke, một trong những phi công lái thử chiếc F-35, quân đội Mỹ không dễ bị đánh bại như vậy. Trung tá Berke phân tích trong chiến lược A2/AD, Trung Quốc giả định Mỹ phải phóng máy bay từ các căn cứ quân sự hay từ tàu sân bay, nhưng tiêm kích F-35B của Washington không nhất thiết phải hoạt động theo cách này. Ông cho biết với khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng, F-35B giúp thủy quân lục chiến Mỹ thoát khỏi lo ngại những căn cứ lớn bị tấn công trong một trận chiến.

Trung tá David Berke (ảnh) đánh giá F-35B sẽ làm thất bại chiến lược A2/AD của Trung Quốc - Ảnh: Business Insider

Trung Quốc nhắm tàu sân bay, Mỹ không dùng tàu sân bay

Trung tá Berke cho biết thủy quân lục chiến Mỹ đã được huấn luyện cho cách tác chiến này ở Thái Bình Dương. Vào giữa tháng 1, họ đã cho hạ cánh F-35B trên một bề mặt dốc, cho thấy phi công trong tương lai có thể cho máy bay của mình hạ cánh ở bất cứ đâu.

Trong suốt năm 2017, các đội bay F-35B cũng đã được huấn luyện các chiến thuật “hạ cánh nóng” và “tiếp liệu nóng”. Mục đích của huấn luyện là nhằm cắt giảm thời gian tiếp liệu và nạp vũ khí cho tiêm kích.

Cụ thể, đội ngũ đóng dưới mặt đất của F-35B phải nhanh chóng tiếp cận máy bay trong khi máy bay vẫn đang bơm nhiên liệu và nạp thêm bom. Chỉ trong vòng vài phút, tại một nơi ngẫu nhiên có cơ sở hạ tầng tối thiểu mà tên lửa Trung Quốc không thể biết để bắn đến, F-35B sẽ sẵn sàng cất cánh.

Ông Berke so sánh F-35B với A-10 "Warthog”, máy bay của không quân Mỹ có thể đáp trên đường đất và trong các cuộc chiến.

Vì vậy, khi mà Trung Quốc còn đang lo đối phó với hạm đội F-18 hoạt động trên tàu sân bay của Mỹ, thì thủy quân lục chiến nước này đã có được chiến thuật mới sử dụng tới những tàu sân bay nhỏ hơn (như USS Wasp) và máy bay trực thăng chở được trọng tải nặng và cất cánh nhanh như V-22 Osprey hay CH-53.

Theo trung tá Berke, máy bay trực thăng có thể thiết lập các các cơ sở tạm thời trong vùng mà Trung Quốc tiến hành A2/AD, trong khi tiêm kích tàng hình F-35B có thể xâm nhập.

Ông đánh giá niềm tin của Mỹ dành cho F-35B được thể hiện qua việc triển khai tàu sân bay nhỏ USS Wasp đến Nhật Bản. Theo ông: “Chúng (F-35B) sẽ đem lại khả năng mà chưa ai biết đến”.

Cẩm Bình (theo Business Insider)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Nông dân An Giang, Đồng Tháp thắng lớn vụ lúa hè - thu
Nông dân An Giang, Đồng Tháp thường sản xuất ba vụ lúa trong năm. Mỗi nơi tùy vào thời điểm nước lũ rút, khả năng điều tiết nước, mật độ sâu rầy, ngành bảo vệ thực vật sẽ cho lịch gieo sạ sớm hoặc trễ hơn. Năm nay, các vùng này xuống giống khoảng 1,4 triệu hecta vụ hè - thu, phần lớn từ tháng 3 nên cho thu hoạch sớm hơn năm trước (chính vụ vào tháng 6-7).
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Máy bay F-35B: Khắc tinh với tên lửa diệt tàu sân bay của Trung Quốc