Báo Guardian ngày 10.11 đưa tin một tổ chức giám sát hạt nhân Pháp nghi một tai nạn xảy ra tại một cơ sở hạt nhân ở Nga hoặc Kazakhstan trong tuần cuối tháng 9 đã phát tán mây phóng xạ “vô hại” khắp châu Âu.

Mây phóng xạ ‘vô hại’ bay khắp châu Âu

Trần Trí | 10/11/2017, 14:12

Báo Guardian ngày 10.11 đưa tin một tổ chức giám sát hạt nhân Pháp nghi một tai nạn xảy ra tại một cơ sở hạt nhân ở Nga hoặc Kazakhstan trong tuần cuối tháng 9 đã phát tán mây phóng xạ “vô hại” khắp châu Âu.

Các số liệu đo được ở các trạm châu Âu cho thấy từ ngày 3.10, có mức ruthenium 106 cao trong khí quyển nhiều nước châu Âu, và từ ngày 6.10 thì giảm mạnh.

Viện an toàn hạt nhân IRSN (Pháp) hôm 9.11 loại trừ tai nạn ở một lò phản ứng hạt nhân, cho rằng có thể tai nạn xảy ra tại vị trí xử lý nhiên liệu hạt nhân, hoặc tại trung tâm y tế phóng xạ.

Giám đốc IRSN Jean Marc Peres nói vài tuần qua, Viện cùng những cơ quan giám sát an toàn hạt nhân châu Âu đã đo được ruthenium 106 ở mức cao. Đây là một hạt nhân phóng xạ, là sản phẩm của các nguyên tử phân tách trong lò phản ứng hạt nhân và không xảy ra tự nhiên.

IRSN ước tính khối lượng ruthenium 106 thải ra rất lớn, từ 100 đến 300 teraBecquerel, và nếu một tai nạn ở cấp độ này xảy ra tại Pháp, thì sẽ cần sơ tán người dân trong bán kính vài km quanh điểm xảy ra tai nạn.

Ông Peres nói ruthenium 106 có thể bị thải từ một vị trí xử lý nhiên liệu hạt nhân, hoặc trung tâm y tế phóng xạ. Vì tuổi thọ của khí này chỉ khoảng nửa năm, ruthenium 106 được sử dụng trong y tế hạt nhân.

IRSN cũng loại trừ loại trừ sự rơi của một vệ tinh chạy bằng ruthenium. Một cuộc điều tra của Ủy ban năng lượng hạt nhân quốc tế (IAEA) cũng xác nhận không hề có vệ tinh chứa ruthenium rơi xuống trái đất trong thời điểm cuối tháng 9.

IRSN (nhánh kỹ thuật của cơ quan giám sát hạt nhân Pháp, ASN) khẳng định mức ruthenium 106 trong không khí đo được ở châu Âu không gây hậu quả cho sức khỏe con người và cho môi trường.

Viện này cũng nói rất ít khả năng nhập khẩu những loại thức ăn có thấm ruthenium 106 gần hiện trường tai nạn vào Pháp.

Trong tuyên bố, IRSN nêu không thể xác định vị trí thải ra phóng xạ, nhưng dựa trên dữ liệu thời tiết, khu vực có thể thải ra phóng xạ ở phía nam rặng núi Ural, giữa Ural với sông Volga. Một quan chức IRSN nói thông tin này chỉ ra điểm thải phóng xạ có thể ở Nga hoặc Kazakhstan.

Giám đốc IRSN nói với Reuters: “Chính quyền Nga nói họ không biết có vụ tai nạn nào xảy ra ở Nga”, và IRSN chưa liên hệ với chính quyền Kazakhstan.

Người phát ngôn Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga nói bà chưa thể bình luận gì. Reuters chưa thể liên hệ với chính quyền Kazakhstan hoặc với Sứ quán nước này tại Moscow.

Bích Ngọc (theo Guardian)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vị thế của một đất nước được thể hiện qua trình độ khoa học công nghệ!
một giờ trước Khoa học - công nghệ
"Vị thế của một đất nước được thể hiện thông qua trình độ KH&CN. Việt Nam từ một nước khó khăn đã vươn lên khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mây phóng xạ ‘vô hại’ bay khắp châu Âu