Quân đội giờ đây có thể huấn luyện nhân sự của họ chống lại kẻ thù khi thực hành các trận chiến mô phỏng trong metaverse.

Metaverse sẽ cách mạng hóa năng lực quân sự như thế nào?

Hoàng Vũ | 23/08/2022, 13:31

Quân đội giờ đây có thể huấn luyện nhân sự của họ chống lại kẻ thù khi thực hành các trận chiến mô phỏng trong metaverse.

Thuật ngữ “metaverse” được tác giả Neal Stephensen đề cập từ năm 1992 trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Snow Crash. Nó mô tả một vũ trụ ảo nơi con người tương tác với nhau qua hình đại diện kỹ thuật số. Bộ phim kinh điển như The Matrix (Ma trận) là ví dụ rõ nhất cho thuật ngữ này.

Metaverse được xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ thực tế ảo (VR) kết hợp với thực tế ảo tăng cường (AR), đồ họa đa chiều, trí tuệ nhân tạo AI, hệ thống thuật toán, các phần mềm, phần cứng để tạo nên một nền tảng xã hội đặc biệt. Metaverse có thể là thế hệ tiếp theo của internet - nơi mà con người có thể chơi trò chơi, mua hàng hóa kỹ thuật số, đi học, đọc tin tức và gặp gỡ những người mới, mở ra không gian tương tác đa chiều và xóa bỏ khoảng cách.

Metaverse không chỉ là công nghệ dành cho những gã khổng lồ của Thung lũng Silicon (Mỹ). Trí tuệ nhân tạo và thực tế ảo tăng cường cũng có thể được sử dụng trong huấn luyện quân sự cho quân đội nước này. Các phi công Mỹ hiện đang sử dụng kính thực tế tăng cường như HoloLens của hãng Microsoft để huấn luyện mô phỏng đội hình chiến đấu, tiếp nhiên liệu trên không, và diễn tập.

meta-2.png
Các quân nhân Mỹ sử dụng AR và VR trong huấn luyện - Ảnh: Quân đội Mỹ

Để hoạt động luyện tập quân sự được chạy một cách trơn tru, đòi hỏi phải vận hành lượng lớn các máy chủ cùng đội ngũ nhân lực lớn. Ngoài ra, metaverse phụ thuộc vào thiết kế tiên tiến trong thực tế ảo, thực tế tăng cường và thực tế mở rộng, do đó, các kỹ năng chơi game có thể được thiết kế mô phỏng năng lực quân sự.

Theo nhà phân tích quốc phòng và không gian vũ trụ Girish Linganna, metaverse có thể kết hợp nhiều lớp của một mô phỏng như địa hình, mạng vệ tinh, thiết bị IoT (mạng lưới các thiết bị được kết nối với internet nhằm mục đích thu thập, chia sẻ dữ liệu cho nhau) và hành vi của con người. Metaverse có thể giải quyết những thách thức về hậu cần và thực tiễn liên quan đến các tình huống đào tạo quy mô lớn nhằm phổ biến rộng rãi và đồng bộ hóa việc đào tạo quân sự, làm nổi bật thời tiết, địa hình và khả năng di chuyển của quân đội.

Quân đội giờ đây có thể huấn luyện nhân sự của họ chống lại kẻ thù của họ ở Metaverse trong các trận chiến mô phỏng. Các thiết bị thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) đã trở thành công cụ được sử dụng thường xuyên trong quá trình huấn luyện quân sự ở Mỹ.

meta.jpg
Quân nhân Mỹ sử dụng AR và VR trong huấn luyện - Ảnh: Quân đội Mỹ

Dự án BlueShark, một công nghệ cho phép các thủy thủ điều khiển tàu và cộng tác trong môi trường ảo, được tạo ra vào năm 2014 bởi Văn phòng Nghiên cứu Hải quân và Viện Công nghệ Sáng tạo USC.

Trong một nỗ lực khác, dự án Avenger, được sử dụng để đào tạo phi công cho Hải quân Mỹ. Không quân Mỹ hiện đang sử dụng công nghệ thực tế ảo (VR) để đào tạo phi công lái máy bay và hoàn thành nhiệm vụ. Hãng máy bay Boeing cũng sử dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) cho phép thợ máy thực hành sửa chữa máy bay trước khi bước lên máy bay thật. VR cũng được điều trị cho các cựu chiến binh bị đau mãn tính và căng thẳng sau chấn thương.

Đáng chú ý, tại thành phố Orlando của bang Florida (Mỹ), nhóm của chuẩn tướng William Glaser đang cố gắng xây dựng một "Môi trường huấn luyện tổng hợp" (STE) cho quân đội Mỹ. Công nghệ này được đánh giá như một metaverse quân sự khi thực sự kết nối những người khác qua thế giới kỹ thuật số. STE được sử dụng như một môi trường huấn luyện bổ sung cho các binh sĩ bên cạnh thực địa, cho phép nhiều người tham dự, với cấp từ trung đội trở lên có thể lên kế hoạch chiến đấu trong các tình huống và môi trường mô phỏng từ đô thị đến miền núi, sa mạc hay đầm lầy.

Giáo dục quân sự chuyên nghiệp cũng có thể là một lĩnh vực được phát triển trong metaverse.

Một nền tảng quốc phòng có thể được xây dựng dựa trên hệ sinh thái giáo dục kỹ thuật số này nhưng nó sẽ mang tính nhập vai hơn nhiều, mang đến cơ hội thu hút một số tiến bộ thực tế hỗn hợp trong giáo dục đã và đang diễn ra trong thế giới dân sự và quân sự. Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, các cơ sở giáo dục đã tìm cách tăng cường cơ hội học tập thông qua mô phỏng, trò chơi. Bằng cách tích hợp các công cụ, kỹ thuật kinh nghiệm, dữ liệu và hồ sơ được cá nhân hóa vào một môi trường, metaverse có thể cung cấp kết quả huấn luyện và đào tạo quân sự toàn diện và liên tục.

Bên cạnh đó, sự xuất hiện của metaverse cũng có thể tạo động lực cho quân đội nghiên cứu sâu hơn để làm phong phú cách tuyển dụng binh lính. Việc có nhiều hoạt động xã hội ảo ở metaverse - từ trò chơi đến các buổi hòa nhạc và sự kiện thể thao, sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho quân đội tiếp cận các chiến binh tiềm năng vốn đã quen với việc hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật số.

1658849626-1-.jpg
Các quân nhân Mỹ sử dụng AR và VR trong huấn luyện - Ảnh: Quân đội Mỹ

Người sáng lập Công ty khởi nghiệp quốc phòng Anduril Industries, ông Palmer Luckey cho biết, quân đội Mỹ rất tỉnh táo khi đề cập đến metaverse và đang cố gắng đào sâu hơn thế giới ảo này cho các mục đích quân sự.

"Những người trong quân đội Mỹ đã hiểu cách VR có thể giải quyết các vấn đề mà họ đã suy nghĩ trong 20, 30 năm hoặc thậm chí 40 năm qua. Khi công nghệ ngày càng tiên tiến, họ có thể sử dụng nó cho hàng loạt thứ trong quân đội”, Luckey nói.

Metaverse có tiềm năng quốc phòng lớn, một phần là do chi phí đào  có thể giải quyết vấn đề tài chính do chi phí đào tạo quân sự tốn kém. Các mô phỏng không cần phải siêu thực, giúp giảm chi phí huấn luyện quân sự. Ngoài ra, metaverse có thể cho phép binh sĩ và sĩ quan hình dung rõ hơn các hoạt động trong một không gian tích hợp.

Tuy nhiên, hiệu quả của các hệ thống quân sự mới nổi phụ thuộc rất nhiều vào trí tuệ nhân tạo (AI) để đảm bảo cho một hệ thống "nhận thức" về môi trường thực tế. Các chuyên gia cho rằng khó có thể tạo ra một metaverse thay thế hoàn toàn được nhận thức tình huống thật và ra quyết định theo bản năng, dựa trên nắm bắt tức thì về các tình huống quan trọng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
17 phút trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Metaverse sẽ cách mạng hóa năng lực quân sự như thế nào?