Khi người dân đang kỳ vọng giá ô tô sẽ giảm do Việt Nam miễn thuế nhập khẩu ô tô tại các thị trường lớn thì dự thảo Nghị định hướng dẫn thuế tiêu thụ đặc biệt của Bộ Tài chính, nếu được phê duyệt sẽ tăng giá tính thuế cho ô tô nhập khẩu bằng việc đánh thêm thuế ở khâu bán hàng trong nội địa.

Miễn thuế nhập khẩu ô tô từ EU, ASEAN, giá giảm ? Đừng vội mừng

Một Thế Giới | 12/08/2015, 05:43

Khi người dân đang kỳ vọng giá ô tô sẽ giảm do Việt Nam miễn thuế nhập khẩu ô tô tại các thị trường lớn thì dự thảo Nghị định hướng dẫn thuế tiêu thụ đặc biệt của Bộ Tài chính, nếu được phê duyệt sẽ tăng giá tính thuế cho ô tô nhập khẩu bằng việc đánh thêm thuế ở khâu bán hàng trong nội địa.

Hiện nay, giá ô tô tại thị trường Việt Nam đang rất cao so với các nước trên thế giới. Nguyên nhân khiến giá ô tô cao ngất ngưởng như vậy là do Việt Nam có quá nhiều loại thuế, phí kéo theo giá xe ở thị trường nước ta cao gấp 2 - 3 lần giá xe ở các nước đang phát triển.
Cụ thể , xe ô tô ở Việt Nam phải chịu 3 loại thuế bắt buộc. Đó là thuế nhập khẩu linh kiện từ 10 -30% , hoặc xe nguyên chiếc là 50 - 70%, thuế tiêu thụ đặc biệt là 40 - 60%, tùy dung tích xe, thuế giá trị gia tăng là 10%. Bên cạnh đó, thuế thu nhập doanh nghiệp 22% cũng được tính vào giá xe, chưa tính các loại phí đăng ký.
Giảm phí này, tăng phí kia
Mới đây Bộ Công Thương đã công bố một số nội dung sau khi Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) kết thúc cơ bản đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA).
Theo đó, Việt Nam cam kết miễn thuế nhập khẩu ô tô từ 9 tới 10 năm cho các xuất xứ từ  U. Vì vậy, thuế suất của các loại xe do một số nước thành viên EU sản xuất như Audi, BMW, Mercedes-Benz, Porsche (Đức), Bentley, Range Rover (Anh) hay Ferrari và xe máy Piaggio (Ý)...sẽ về mức 0% thay vì phải chịu thuế như trước.
Không chỉ vậy, từ năm 2008, ô tô nhập khẩu nguyên chiếc từ các nước ASEAN cũng sẽ được miễn thuế theo Hiệp định Thương mại tự do ASEAN.
Do đó, nhiều người đang rất kỳ vọng thời gian tới giá xe hơi nhập khẩu từ khu vực châu Âu và ASEAN sẽ giảm nhanh, người tiêu dùng sẽ có thể sở hữu một chiếc xe hơi có mức giá thấp nhưng có chất lượng tốt hơn.
Tuy nhiên, khi người dân đang kỳ vọng giá ô tô sẽ giảm do thuế nhập khẩu ô tô tại các thị trường lớn được miễn thuế thì dự thảo Nghị định hướng dẫn thuế tiêu thụ đặc biệt (theo đề xuất, dự kiến có hiệu lực từ ngày 1.1.2016) của Bộ Tài chính, nếu được phê duyệt sẽ tăng giá tính thuế cho ô tô nhập khẩu bằng việc đánh thêm thuế ở khâu bán hàng trong nội địa. Do đó, nguy cơ đẩy giá ô tô lên cao là việc khó tránh khỏi, bởi lẽ, trong cơ cấu giá xe nhập khẩu thì hai dòng thuế này đều có mức thuế suất cao nhất và tác động rất lớn tới giá thành.
“ Những nước phát triển thì họ thường sử dụng các tiêu chuẩn an toàn, tiêu hao nhiên liệu và mức hạn chế khí thải để bảo hộ. Còn các nước chậm phát triển thì thường sử dụng hàng rào thuế. Bảo hộ là đúng nhưng chúng ta chưa có cái nhìn chiến lược nên cứ nghĩ chỉ cần áp dụng thuế là xong. Như vậy, khổ nhất vẫn là người dân bởi họ phải trả tiền cho ô tô với giá cao hơn hẳn so với thế giới” - Chuyên gia công nghệ ô tô Nguyễn Minh Đồng - Giám đốc Công ty DEVITEC-Consult
Theo dự thảo, đối với các dòng xe ô tô nhập khẩu, giá căn cứ để tính thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ không chỉ dựa trên giá CIF (giá xe nhập về đến cảng) mà còn tính trên giá bán lẻ tới người tiêu dùng, nhằm thu thêm thuế ở khâu tiêu thụ nội địa.
Cụ thể, đó là mức giá tại thị trường nội địa, đã bao gồm cả giá nhập khẩu, phần chi phí bán hàng, quảng cáo, xúc tiến thương mại, hoa hồng cho đại lý bán lẻ và lợi nhuận của nhà nhập khẩu.
Bộ Tài chính cho rằng, việc sửa đổi như vậy sẽ tạo sự công bằng trong cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt giữa nhà nhập khẩu với nhà sản xuất trong nước và phù hợp hơn với bối cảnh cắt giảm thuế nhập khẩu về 0% đối với mặt hàng ô tô theo các cam kết quốc tế.
Đừng vội mừng
Trước vấn đề này, trao đổi với Một Thế Giới, kỹ sư - chuyên gia công nghệ ô tô Nguyễn Minh Đồng - Giám đốc Công ty DEVITEC-Consult cho rằng người tiêu dùng sẽ không được hưởng lợi nếu giá ô tô nhập khẩu về mức 0 % bởi “ tiền phí sẽ từ túi này bỏ qua túi kia”.
Ông Đồng cho rằng, muốn ô tô có giá rẻ thì phải có nhiều nhà sản xuất ô tô lớn của thế giới đầu tư công nghệ và các ngành công nghệ phụ trợ cũng như mở nhà máy tại Việt Nam. Như vậy, Việt Nam mới có thị trường ô tô đúng nghĩa. Còn nếu cứ áp dụng thuế này, lệ phí kia thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không bỏ tiền đầu tư vào ngành ô tô Việt Nam.
“ Việt Nam không đủ sức để tự đi trong ngành công nghệ ô tô, mà phải để nước ngoài cõng mình đi. Nếu muốn phát triển thì mình phải đưa điều kiện thuế và các ưu đãi để nước ngoài qua đầu tư nhưng thuế chưa kịp giảm thì  tiền phí sẽ từ túi này bỏ qua túi kia", ông Đồng nói.
Chuyên gia này cho rằng xe hơi Việt Nam hiện không bán được cho nước nào, chỉ bán được cho Lào và Campuchia nhưng 2 nước này lại mua xe của Thái Lan vì rẻ hơn.
Trong khi đó, cùng khu vực nhưng tại sao Thái Lan có công nghệ xe hơi phát triển mà Việt Nam không làm được ? Vị này cho rằng đó là do nền công nghiệp ô tô Thái Lan có biện pháp để bảo hộ. Các nước Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan... đều đã làm việc này.
“ Những nước phát triển thì họ thường sử dụng các tiêu chuẩn an toàn, tiêu hao nhiên liệu và mức hạn chế khí thải để bảo hộ. Còn các nước chậm phát triển thì thường sử dụng hàng rào thuế. Bảo hộ là đúng nhưng chúng ta chưa có cái nhìn chiến lược nên cứ nghĩ chỉ cần áp dụng thuế là xong. Như vậy, khổ nhất vẫn là người dân bởi họ phải trả tiền cho ô tô với giá cao hơn hẳn so với thế giới”, ông Đồng chia sẻ.
Do đó, chuyên gia này cho rằng khi nhiều hiệp định thương mại được ký kết thì việc sử dụng công cụ bảo hộ bằng thuế, phí là không phù hợp. Nếu áp dụng thì ngành công nghiệp ô tô sẽ không thể nào cạnh tranh nổi với xe nguyên chiếc nhập khẩu từ các nước trong khu vực và trên thế giới.
Phan Diệu

Bài liên quan
TP.HCM: Bắt kẻ uy hiếp người phụ nữ trong ô tô đòi cướp 100 triệu đồng
Tối 2.5, Công an TP.HCM cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận 7 đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Đỗ Trọng Thắng (45 tuổi, ngụ quận 8) điều tra hành vi cướp tài sản.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu khắc phục hậu quả vụ sạt lở đất làm 3 công nhân tử vong ở Hà Tĩnh
6 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 7.5, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký công điện của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả sự cố sạt lở đất tại phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Miễn thuế nhập khẩu ô tô từ EU, ASEAN, giá giảm ? Đừng vội mừng