Trang The Financial Times dẫn nhiều nguồn tin tiết lộ vì hãng dược phẩm Mỹ Moderna từ chối chuyển giao tài sản sở hữu trí tuệ cốt lõi dùng cho phát triển vắc xin COVID-19 cho Trung Quốc, nên đàm phán phân phối vắc xin COVID-19 do họ sản xuất tại thị trường châu Á này đổ vỡ.

Moderna từ chối giao công nghệ vắc xin mRNA cho Trung Quốc

Cẩm Bình | 03/10/2022, 08:41

Trang The Financial Times dẫn nhiều nguồn tin tiết lộ vì hãng dược phẩm Mỹ Moderna từ chối chuyển giao tài sản sở hữu trí tuệ cốt lõi dùng cho phát triển vắc xin COVID-19 cho Trung Quốc, nên đàm phán phân phối vắc xin COVID-19 do họ sản xuất tại thị trường châu Á này đổ vỡ.

Tài sản sở hữu trí tuệ cốt lõi mà Moderna không chịu chuyển giao chính là công thức điều chế vắc xin dùng công nghệ RNA thông tin (mRNA).

Công nghệ mRNA sử dụng bởi Moderna và Pfizer/BioNTech đem lại mức độ bảo vệ cao hơn, lâu dài hơn công nghệ vắc xin vi rút bất hoạt mà các hãng dược Trung Quốc sử dụng. Một số công ty Trung Quốc đang chạy đua phát triển sản phẩm mRNA nhưng mọi chuyện không dễ dàng vì nhiều biến thể xuất hiện.

Hai cách phân phối

moderna.jpg

Đơn vị nước ngoài có hai cách để phân phối vắc xin COVID-19 tại Trung Quốc – tùy thuộc cơ quan quản lý: chuyển giao toàn bộ công nghệ cho một nhà sản xuất Trung Quốc hoặc cùng đối tác địa phương lập cơ sở sản xuất trên lãnh thổ Trung Quốc nhưng giữ lại quyền kiểm soát công nghệ.

BioNTech được dùng cách thứ hai: ký thỏa thuận với công ty Fosun Thượng Hải để tiến hành thử nghiệm và thương mại hóa vắc xin vào năm 2020. Với quan hệ đối tác, Fosun đồng ý cung cấp nhà máy đủ sức sản xuất 1 tỉ liều vắc xin mỗi năm.

Ngược lại, hãng dược phẩm Canada Providence Therapeutics ký hợp đồng chuyển giao toàn bộ công nghệ mRNA cho đối tác Trung Quốc Everest Medicines.

Đến nay Trung Quốc vẫn chưa cấp phép cho vắc xin của BioNTech và Providence Therapeutics.

Theo nguồn tin, Moderna bị buộc phải chọn cách đầu tiên nhưng hãng không muốn giao công thức vì lo ngại đối tác Trung Quốc nếu sản xuất hỏng sẽ ảnh hưởng danh tiếng của họ.

Vài tuần gần đây Moderna phát đi tín hiệu sẵn sàng tái khởi động đàm phán. Giám đốc y tế Moderna Paul Burton tháng trước tuyên bố: “Chúng tôi chắc chắn mong muốn được hợp tác với Trung Quốc nếu họ cảm thấy cần vắc xin”.

Bình luận của ông Burton được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố “đại dịch đã qua đi”, khiến các nhà sản xuất vắc xin - kể cả Moderna - mất hơn 10 tỉ USD giá trị thị trường. Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất còn chưa triển khai tiêm vắc xin COVID-19 dùng công nghệ mRNA.

Theo công ty Airfinity chuyên theo dõi hoạt động vận chuyển vắc xin, hơn 86% sản phẩm của Moderna được giao cho quốc gia thu nhập cao giúp công ty thu về lợi nhuận lớn – cao hơn 74% của Pfizer/BioNTech, 63% của Johnson & Johnson, 19% của AstraZeneca.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Moderna từ chối giao công nghệ vắc xin mRNA cho Trung Quốc