Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa việc hít không khí ô nhiễm và khả năng nhiễm vi rút SARS-CoV-2.

Mối liên hệ giữa hít không khí ô nhiễm và nguy cơ mắc COVID-19 nặng

Sơn Vân | 14/05/2022, 22:46

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa việc hít không khí ô nhiễm và khả năng nhiễm vi rút SARS-CoV-2.

Nghiên cứu chỉ ra rằng việc không tiêm vắc xin làm tăng nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 ở người, trong khi lớn tuổi, thừa cân hoặc suy giảm miễn dịch có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh. Hiện các nhà khoa học cho rằng có một yếu tố nguy cơ khác có thể làm tăng khả năng nhiễm vi rút SARS-CoV-2 và có thể dẫn đến một kết quả tồi tệ: Tiếp xúc với không khí ô nhiễm.

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa việc hít không khí ô nhiễm và khả năng nhiễm vi rút SARS-CoV-2, phát triển bệnh nặng hoặc chết vì COVID-19. Trong khi nhiều nghiên cứu tập trung vào việc tiếp xúc lâu dài với không khí ô nhiễm, các chuyên gia cho biết cũng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng ngay cả việc tiếp xúc trong thời gian ngắn cũng có thể có những tác động tiêu cực.

Một nghiên cứu gần đây trên 425 người trẻ tuổi ở Thụy Điển cho thấy phơi nhiễm trong thời gian ngắn "có liên quan đến việc tăng nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 dù mức độ tiếp xúc với ô nhiễm không khí tương đối thấp", theo bài báo được xuất bản vào tháng 4.2022.

Không giống nhiều nghiên cứu khác phân tích các nhóm dân số dễ bị tổn thương, chẳng hạn người già hoặc trẻ nhỏ và theo dõi tác động của việc phơi nhiễm lâu dài với việc nhập viện và tử vong, độ tuổi trung bình của những người tham gia là khoảng 25 tuổi, phần lớn báo cáo các triệu chứng nhẹ đến trung bình.

Phát hiện này hy vọng sẽ nâng cao nhận thức "thực sự những kiểu phơi nhiễm này có thể gây hại cho mọi người", theo Erik Melén, điều tra viên chính của nghiên cứu và là giáo sư tại khoa giáo dục - khoa học lâm sàng tại Học viện Karolinska (Thụy Điển).

Zhebin Yu, tác giả chính của nghiên cứu và là nhà khoa học của Học viện Karolinska, lưu ý rằng nghiên cứu dựa trên những người chưa được tiêm vắc xin COVID-19 trong giai đoạn trước của đại dịch. Vì vậy, kết quả có thể không áp dụng cho các biến thể SARS-CoV-2 gần đây hơn, chẳng hạn Omicron, và các cá thể đã được tiêm vắc xin.

Tuy nhiên, những phát hiện này đã làm tăng thêm hiểu biết rằng khi nói đến các ảnh hưởng đến sức khỏe, bao gồm cả nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2, "không có giới hạn an toàn hoặc ngưỡng an toàn của ô nhiễm không khí", theo Olena Gruzieva, Phó giáo sư tại Học viện Karolinska.

Các nhà khoa học vẫn đang cố gắng xác định xem việc tiếp xúc với không khí ô nhiễm có thể làm tăng nguy cơ mắc COVID-19 như thế nào. Song có một số giả thuyết. Tiếp xúc với các chất ô nhiễm có liên quan đến chứng viêm và sự mất cân bằng trong cơ thể được gọi là stress oxy hóa - cả hai đều có thể làm tăng đáp ứng của một người với bất kỳ loại vi rút nào, bao gồm cả SARS-CoV-2, theo Meredith McCormack, một phát ngôn viên y tế của Hiệp hội Phổi Mỹ.

Một giả thuyết khác cho rằng hít thở không khí ô nhiễm có thể làm vi rút xâm nhập sâu hơn vào cơ thể hoặc tế bào, Meredith McCormack, phó giáo sư y khoa tại Đại học Johns Hopkins cho biết thêm. Ô nhiễm cũng có thể làm giảm đáp ứng miễn dịch.

Meredith McCormack và các chuyên gia khác nói rằng điều quan trọng là mọi người phải tự bảo vệ mình trong những ngày chất lượng không khí kém hơn và các cá nhân cũng như chính phủ phải nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm không khí.

Donghai Liang, trợ lý giáo sư về sức khỏe môi trường và dịch tễ học tại Đại học Emory (Mỹ), cho biết: “Sự chuyển đổi sang nền kinh tế xanh với các nguồn năng lượng tái tạo xanh sẽ thực sự bảo vệ hơn nữa cả môi trường lẫn sức khỏe cộng đồng. Nó cũng liên quan mật thiết đến cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu”.

Mối quan tâm về việc tiếp xúc với không khí ô nhiễm và COVID-19 đã tồn tại từ những tháng đầu của đại dịch. Một nghiên cứu từ Đại học Harvard đã phân tích dữ liệu về vi rút SARS-CoV-2 từ các quận ở Mỹ đến tháng 6.2020 cho thấy "sự gia tăng nhỏ trong việc tiếp xúc lâu dài với vật chất dạng hạt mịn dẫn đến sự gia tăng lớn tỷ lệ tử vong do COVID-19”.

Một nghiên cứu khác về dữ liệu cấp quận ở Mỹ trong vài tháng đầu tiên của đại dịch đã báo cáo rằng việc tiếp xúc lâu dài với nitơ điôxít (NO2), chất gây ô nhiễm không khí từ giao thông và các nhà máy điện, có liên quan đến sự gia tăng đáng kể tỷ lệ tử vong do COVID-19.

Donghai Liang, tác giả chính của nghiên cứu, nói: “Nếu chúng tôi làm tốt công việc sớm hơn, nếu chúng tôi có thể giảm tiếp xúc lâu dài với NO2 xuống 10% thì sẽ tránh được hơn 14.000 ca tử vong trong số những người có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 vào tháng 7.2020”.

moi-lien-he-giua-tiep-xuc-khong-khi-o-nhiem-va-mac-covid-19-nang.jpg
Hít thở không khí ô nhiễm không chỉ gây hại cho sức khỏe nói chung mà có nguy cơ mắc COVID-19 nặng - Ảnh: Internet

Các nhà khoa học và chuyên gia bên ngoài lưu ý rằng những nghiên cứu dựa trên dân số quan sát như vậy không thể tính đến các yếu tố nguy cơ cá nhân có thể ảnh hưởng đến khả năng bị bệnh nặng hoặc tử vong của người sau khi nhiễm SARS-CoV-2.

Kai Chen, trợ lý giáo sư tại Trường Y tế Công cộng Yale và là giám đốc nghiên cứu của Trung tâm Yale về Biến đổi Khí hậu và Sức khỏe, nói "cách tiếp cận nghiêm ngặt hơn" là theo dõi các cá nhân trong một khoảng thời gian, theo dõi xem người nhiễm SARS-CoV-2 và sau đó ai phát triển các triệu chứng nghiêm trọng, cần nhập viện hoặc tử vong.

Ông và các chuyên gia khác kêu gọi nghiên cứu thêm để làm rõ một số câu hỏi chính.

Meredith McCormack nói: “Vẫn còn một số điều không chắc chắn về mức độ rủi ro. Với sự gia tăng ô nhiễm không khí nhất định vào một ngày nhất định, liệu điều đó có làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư của bạn lên 1% hay 5%, hơn 5% không? Những ước tính đó vẫn đang được hoàn thiện".

Các nhà nghiên cứu cũng cần xác định chính xác điều gì có thể ảnh hưởng đến nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 của một người và mức độ nghiêm trọng của bệnh, theo Kai Chen, người công bố nghiên cứu cho thấy một số yếu tố khí tượng, chẳng hạn như độ ẩm, có thể ảnh hưởng đến khả năng lây lan của vi rút.

Kai Chen nói: “Nếu một biến số gây nhiễu chính không được kiểm soát trong phân tích thống kê của một nghiên cứu, nó có thể dẫn đến việc đánh giá quá cao tác động của ô nhiễm không khí”.

Ngoài ra, cần tiếp tục nghiên cứu về những tác hại tiềm ẩn của việc tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong thời gian ngắn, Alison Lee nói. 

Alison Lee là chuyên gia về phổi tại Bệnh viện Mount Sinai ở thành phố New York (Mỹ), người đã công bố nghiên cứu về ô nhiễm không khí và ung thư phổi.

Các cộng đồng có thu nhập thấp hơn và người da màu, nhiều người trong số họ có xu hướng sống gần các nguồn ô nhiễm không khí hơn, thường bị ảnh hưởng một cách không cân đối bởi những mức tăng đột biến phơi nhiễm..

Alison Lee nói: “Bằng cách tăng cường các tiêu chuẩn chất lượng không khí cả dài hạn và ngắn hạn, đồng thời đặt thêm các giám sát quy định gần các điểm nóng về phơi nhiễm này, chúng tôi có thể cải thiện sức khỏe tốt hơn trong các cộng đồng”.

Meredith McCormack nói liệu việc gia tăng tiếp xúc với các chất ô nhiễm có phải là nguyên nhân gây ra sự chênh lệch sức khỏe liên quan đến đại dịch trong những cộng đồng này, vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi SARS-CoV-2 không, vẫn chưa rõ ràng.

Meredith McCormack cho hay: “Chúng tôi chưa có một nghiên cứu nào xác định được tất cả yếu tố, nhưng chắc chắn biết rằng bằng cách định lượng ảnh hưởng của ô nhiễm không khí với nhiễm SARS-CoV-2, chúng tôi có bằng chứng rằng đó là một trong những nguyên nhân có thể góp phần về những điểm khác biệt mà chúng tôi đã thấy".

Các chuyên gia hy vọng những phát hiện kết nối giữa chất lượng không khí và môi trường sống sẽ giúp đẩy vấn đề ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta lên hàng đầu trong ý thức cộng đồng.

Kai Chen chia sẻ: “Ô nhiễm không khí giống như một đại dịch thầm lặng. Mặc dù tác động của ô nhiễm với môi trường đã được nhiều người biết đến, nhưng ít người có thể biết rằng việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời gây ra ước tính khoảng 7 triệu ca tử vong sớm trên toàn thế giới mỗi năm, đồng thời có liên quan đến bệnh phổi và tim, trong số các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác”.

Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 "đã thực sự nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của không khí sạch", Meredith McCormack nói.

Alison Lee đồng ý khi phát biểu: “Kết quả tổng thể từ tất cả nghiên cứu này là ô nhiễm không khí thật tồi tệ và chúng ta thực sự cần đấu tranh để đạt được các tiêu chuẩn bảo vệ chất lượng không khí tốt hơn”.

Bài liên quan
‘Máy lọc không khí mới lọc được ít nhất 90% các hạt mang vi rút SARS-CoV-2’
Một nhóm tại Đại học California (thành phố San Diego, Mỹ) đang tự chế 250 máy lọc không khí cho các lớp học và phòng thí nghiệm xung quanh khuôn viên trường. Họ cho biết máy lọc kiểu hộp lọc được ít nhất 90% các hạt mang vi rút SARS-CoV-2.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
10 phút trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mối liên hệ giữa hít không khí ô nhiễm và nguy cơ mắc COVID-19 nặng