Nghiên cứu mới cho thấy một nửa số người mắc COVID-19 xuất viện từ bệnh viện ở Trung Quốc đầu năm 2020 vẫn còn ít nhất một triệu chứng sau 2 năm.

Nhiều người vẫn còn di chứng hậu COVID-19 sau 2 năm

Sơn Vân | 13/05/2022, 09:34

Nghiên cứu mới cho thấy một nửa số người mắc COVID-19 xuất viện từ bệnh viện ở Trung Quốc đầu năm 2020 vẫn còn ít nhất một triệu chứng sau 2 năm.

Bất kể mức độ nghiêm trọng của bệnh ban đầu, 2.469 người sống sót sau khi mắc COVID-19 trong nghiên cứu đã có những cải thiện về sức khỏe thể chất và tinh thần theo thời gian. Gần 90% những người đã được tuyển dụng đã quay trở lại công việc của họ.

Thế nhưng, những người này có tình trạng sức khỏe thấp hơn đáng kể so với dân số chung vào thời điểm sau 2 năm xuất viện và gánh nặng do triệu chứng tác động "vẫn khá cao", các nhà nghiên cứu báo cáo trên Tạp chí The Lancet Respiratory Diseases.

Theo báo cáo, trong 2 năm, 55% vẫn có ít nhất một triệu chứng. Mệt mỏi hoặc yếu cơ là những triệu chứng được báo cáo thường xuyên nhất trong quá trình nghiên cứu. Những người mắc COVID-19 phải thở máy có tỷ lệ suy giảm chức năng phổi cao sau 2 năm.

Các nhà nghiên cứu cho biết: “Những phát hiện của chúng tôi chỉ ra rằng với một tỷ lệ nhất định những người sống sót sau khi mắc COVID-19, dù họ có thể đã khỏi nhiễm SARS-CoV-2 ban đầu nhưng cần hơn 2 năm để phục hồi hoàn toàn”.

nhieu-nguoi-van-con-di-chung-hau-covid-19-sau-2-nam.jpg
Nhiều người Trung Quốc vẫn còn di chứng hậu COVID-19 sau 2 năm - Ảnh: Internet

Các mẫu protein gây viêm có thể giúp phân loại bệnh nhân COVID-19 kéo dài

Phát hiện mới cho thấy các mô hình protein gây viêm trong máu của những người bị COVID-19 kéo dài một ngày nào đó có thể giúp hướng dẫn cách điều trị riêng biệt.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu 55 người bị COVID-19 kéo dài, chỉ mắc bệnh nhẹ trước đó và phát hiện ra rằng khoảng 2/3 có lượng protein gây viêm cao trong máu. Tình trạng viêm đang diễn ra hầu hết được tìm thấy ở những người chịu ảnh hưởng nặng nhất của các triệu chứng COVID-19 kéo dài.

Các nhà nghiên cứu đã báo cáo trên trang bioRxiv trước khi được đánh giá ngang hàng: "Trong khi nghiên cứu trước đó đã chỉ ra mức độ cao của các protein như vậy ở những bệnh nhân COVID-19 kéo dài, chúng tôi cung cấp bằng chứng đầu tiên cho thấy hơn một nửa có dấu hiệu hoặc mẫu cụ thể, trong khi những người khác thì không".

Troy Torgerson, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Viện Miễn dịch học Allen ở thành phố Seattle (bang Washington, Mỹ), cho biết: “Ít nhất hai mẫu protein gây viêm khác nhau đã được phát hiện".

Theo Troy Torgerson, sự tồn tại của các mẫu này cho thấy hệ thống miễn dịch đang được kích hoạt theo những cách cụ thể có thể đáp ứng với việc điều trị bằng các loại thuốc chống viêm hoặc ức chế miễn dịch hiện có.

"Đo lường các protein gây viêm trong máu để giúp xác định những bệnh nhân COVID-19 kéo dài có thể là ứng cử viên tốt cho các nghiên cứu điều trị bằng cách sử dụng các loại thuốc này hoặc các phương pháp điều trị có tiềm năng trong tương lai", ông chia sẻ thêm.

“Ấn tượng sai lầm rằng vắc xin COVID-19 không hoạt động”

Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng việc tiếp xúc nhiều hơn của những người đã tiêm phòng có thể gây ấn tượng sai lầm rằng vắc xin COVID-19 không hoạt động.

Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng những người đã tiêm vắc xin đang nhiễm SARS-CoV-2 với tỷ lệ cao hơn những ai chưa tiêm. Thế nhưng, những nghiên cứu này có khả năng bị sai sót về mặt thống kê, đặc biệt nếu không tính đến các mô hình tiếp xúc khác nhau của những người đã tiêm và chưa tiêm vắc xin COVID-19, theo bà Korryn Bodner thuộc Bệnh viện St. Michael's ở Canada.

Sử dụng các mô hình máy tính để mô phỏng dịch bệnh với một vắc xin bảo vệ chống lại nhiễm SARS-CoV-2 và lây truyền, nhóm của bà đã xác định các điều kiện có thể tạo ra "cơn bão hoàn hảo để quan sát hiệu quả vắc xin ngay cả khi nó hết hiệu lực", Korryn Bodner nói.

Các vắc xin có thể kém hiệu quả khi những người được tiêm chủng tiếp xúc nhiều hơn so với những người chưa tiêm, với hiệu quả được đo trong khi có dịch đang bùng phát (chẳng hạn như một biến thể mới xuất hiện), theo báo cáo được đăng trên medRxiv trước khi đánh giá ngang hàng.

Các mô hình không chứng minh rằng loại sai lệch này ảnh hưởng đến các nghiên cứu về hiệu quả vắc xin trước biến thể Omicron. Tuy nhiên, chúng cho thấy rằng "ngay cả khi vắc xin có tác dụng, việc tiếp xúc nhiều hơn của những người đã tiêm chủng có thể dẫn đến suy nghĩ rằng vắc xin không hoạt động", Korryn Bodner nói.

Bài liên quan
‘Di chứng hậu COVID-19 có thể khiến 1 thế hệ bị ảnh hưởng bởi khuyết tật’
Đó là nhận xét của giáo sư Danny Altmann, nhà nghiên cứu miễn dịch học tại Đại học Hoàng gia London (Anh).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều người vẫn còn di chứng hậu COVID-19 sau 2 năm