Theo tạp chí khoa học Human Reproduction, trong trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm, ngay sau khi tinh trùng trực tiếp đưa vào trứng thì trứng được đưa vào đĩa Petri và đặt vào lồng ấp - nơi trứng được phân chia trong vòng vài ngày. Sau đó phôi được cấy vào tử cung người mẹ tương lai.

Môi trường nuôi cấy phôi ảnh hưởng đến đứa trẻ tương lai

Vũ Trung Hương | 28/08/2016, 10:38

Theo tạp chí khoa học Human Reproduction, trong trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm, ngay sau khi tinh trùng trực tiếp đưa vào trứng thì trứng được đưa vào đĩa Petri và đặt vào lồng ấp - nơi trứng được phân chia trong vòng vài ngày. Sau đó phôi được cấy vào tử cung người mẹ tương lai.

Các nhà khoa học từ lâu đã nghi ngờ rằng thành phần hóa học của môi trường nơi phôi phát triển những ngày đầu tiên có thể ảnh hưởng tới thành công của ca thụ tinh, thậm chí có thể tác độngtớitính cách của đứa trẻ tương lai. Tuy nhiên mãi đếnbây giờ ngờ vực đó của các nhà khoa học mới được khẳng định trong thực nghiệm.

Hiện nay các nhà hộ sinh thường sử dụng khoảng 20 loại môi trường nuôi cấy - nơi phôi thai được lưu giữ từ 3 đến 5 ngày.

Trong một công trình nghiên cứu lâm sàng dưới sự hướng dẫn của nhà khoa học John Dumoulin ở Trung tâm ycạnh Đại học Maastricht, Hà Lan, các tế bào trứng của 836 phụ nữ được thụ tinh rồi ngẫu nhiên bố trí vào các đĩaPetri, nơi sử dụng môi trường thuộc 1 trong 2 loại phổ biến là HTF hayG5. Các phôi đều thành côngvượt qua các giai đoạn phân chia tế bào đầu tiên và được đưa vào tử cung phụ nữ.

Các nhà khoa học đã theo dõi số phận tiếp theo của các phôi. Kết quảcác phôi được nuôi trong môi trường G5 cho thấy tần số bắt đầu mang thai cao hơn, tức phôi cấy bám vào thành dạ con tốt hơn và tỷ lệ sinh cao hơn. Còn những đứa trẻ mà khi còn là phôi được nuôi trong môi trường HTF thì trung bình lúcchào đời cân nặng hơn 136g so với những đưa trẻ mà phôi được nuôi trong môi trường G5. Những chênh lệch đó không lớn nhưng đủ để giả định rằng thành phần của môi trường thực sự tác động đến số phận của phôi.

Hans Evers, tổng biên tập tạp chí khoa học Human Reproduction kêu gọi các nhà sản xuất môi trường nuôi cấy và các bác sĩ phải nêu rõ loại hình và thành phần môi trường nuôi cấy phôi vì các chuyên gia về phôi thai phải nắm được thông tin cần thiết để đưa ra quyết định. Ông cũng lưu ý rằng môi trường nuôi cấy phôi không được kiểm soát chặt chẽ như thuốc men mặc dù không ai nghi ngờ về ảnh hưởng của chúng đối với đời sống và sức khỏe.

Vũ Trung Hương
Bài liên quan
Báo cáo du lịch bền vững 2024: Nhiều người chưa nhận thức tầm quan trọng của du lịch và môi trường
Theo Báo cáo du lịch bền vững 2024, 47% số người tham gia khảo sát cho rằng không thể đảo ngược những hậu quả môi trường đã xảy ra, bất chấp lựa chọn du lịch của họ, trong khi 35% du khách Việt lại không coi biến đổi khí hậu là vấn đề quá nghiêm trọng như mọi người vẫn nghĩ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tiếp tục phổ biến câu chuyện về ứng dụng công nghệ số, thúc đẩy kinh tế số nông thôn
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Trong quý 2.2024, Bộ TT-TT sẽ tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các câu chuyện về ứng dụng công nghệ số nhằm thúc đẩy, phát triển kinh tế số, xã hội số tại các vùng nông thôn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Môi trường nuôi cấy phôi ảnh hưởng đến đứa trẻ tương lai