Cảnh sát Thụy Sĩ gần đây điều tra tại sao một toilet bị nghẽn ở một khu vực thuộc thành phố Geneve, hóa ra một ngân hàng trút những tờ tiền mệnh giá 500 euro xuống toilet.

Một ngân hàng Thụy Sĩ trút tiền euro xuống toilet

Trần Trí | 19/09/2017, 17:58

Cảnh sát Thụy Sĩ gần đây điều tra tại sao một toilet bị nghẽn ở một khu vực thuộc thành phố Geneve, hóa ra một ngân hàng trút những tờ tiền mệnh giá 500 euro xuống toilet.

Từ tháng 5.2016, đồng tiền mệnh giá 500 euro không còn được in, vì các quan chức Liên hiệp châu Âu (EU) hy vọng sẽ chống được nạn buôn lậu ma túy và tài trợ cho khủng bố. Cảnh sát sẽ tiếp tục điều tra số tiền làm nghẽn toilet có dính líu một tổ chức tội phạm hay không.

Hồi tháng 5.2015, Ngân hàng trung ương châu Âu nói có thể ngưng in loại tiền 500 euro euro (loại tiền lớn nhất của châu Âu) vì có những lo ngại loại tiền này “tạo dễ dàng cho những hoạt động trái pháp luật”.

Thụy Sĩ là quốc gia không gia nhập EU, nên vẫn sử dụng đồng francs Thụy Sĩ như từ 167 năm qua, dù các doanh nghiệp lớn vẫn nhận đồng euro trong những giao dịch hàng ngày.

Theo báo The Wall Street Journal, vào lúc khuynh hướng chung của toàn cầu là chi trả điện tử cùng các hoạt động kinh tế không cần đến tiền mặt, trongnỗ lực kéo giảm tham nhũng, chống rửa tiền và sản xuất tiền giả, việc người dân Thụy Sĩ thích sử dụng tiền mặt không hề có dấu hiệu suy giảm.

Họ thích tiêu tiền mặt, thường xuyên dùng loại tiền tệ này để mua sắm đủ mọi thứ lớn-nhỏ, ngay như thanh toán hóa đơn hàng tháng cũng trả bằng tiền mặt ở chốt bưu điện.

Ngày nọ, kỹ sư điện tử Tom O’Hara, 57 tuổi, đã rút số tiền mặt tương đương 13.000USD để mua một chiếc xePorsche đời 1999. Đấy là một trong 3 chiếc xe mà ông O’Hara-người Mỹ nay có quốc tịch Thụy Sĩ-mua bằng tiền mặt trong năm 2015. Ông nói: “Bạn có thể chuyển khoản, nhưng nhiều người chỉ việc rút tiền mặt ra trả”.

Các chuyên gia dẫn nhiều lý giải về việc người dân Thụy Sĩ thích tiêu tiền mặt: Thụy Sĩ là một quốc gia tương đối an toàn, hầu như không có trộm cắp, và chủ yếu là một quốc gia nông nghiệp, nơi mà các cuộc chuyển tiền thường là mặt đối mặt với nhau.

Vì các lý do này, dân Thụy Sĩ giữ tiền mặt trong tay nhiều hơn bất kỳ công dân các nước nào khác. Giá trị số tiền giấy và tiền xu lưu thông của mỗi cư dân đạt 9.214USD năm 2015, so với ở Mỹ là 4.433USD và 3.571USDở các nước sử dụng đồng euro, theo dữ liệu của Bank for International Settlements.

Christian Weiss, người giám sát việc sưu tập tiền giấy và tiền xu ở Bảo tàng quốc gia Thụy Sĩ, nói người dân Thụy Sĩ thích sử dụng tiền mặt kể cả khi đi du lịch nước ngoài. Nhưng việc sử dụng tiền mặt đã giảm từ năm 1990, khi khoảng 90% tiền được chi tiêu ở Thụy Sĩ là tiền mặt: “Năm 2015, chỉ còn khoảng 60%", ông nói.

Tờ 1.000 franc Thụy Sĩ là một trong những loại tiền có mệnh giá lớn nhất trên thế giới, cũng giúp người dân dễ mang theo và sử dụng nhiều bằng tiền mặt ở Thụy Sĩ.

Theo Ngân hàng quốc gia Thụy Sĩ, việc lưu hành loại tiền này gần đây tăng lên, đạt 45,5 tỉ franc Thụy Sĩ hồi tháng 10. 2016, tức tăng 6% so với cùng kỳ năm 2015. Việc sử dụng tờ tiền 1.000 franc này thường tăng trong tháng 12.

Tại Mỹ, bất kỳ ai nhận một khoản chi trả bằng tiền mặt hơn 10.000USD thì phải thảo một đơn báo Cục thuế, xác định người mua hàng. Ngược lại, người Thụy Sĩ kỳ vọng một sự linh động cao trong việc sử dụng tiền mặt.

Hồi tháng 4.2016, khi Ngân hàng quốc gia Thụy Sĩ công bố lưu hành tờ 50 franc mới, Thống đốc Thomas Jordan nói “Tiền mặt vẫn là một giải pháp phổ biến, được sử dụng rộng rãi. Người dân sử dụng chúng ở cửa hiệu, nhà hàng và mua vé xe lửa, và cũng để mua xe con, hoạt động nông nghiệp”.

Sự thích chi trả tiền mặt của người Thụy Sĩ không hề suy giảm, đúng vào lúc khuynh hướng toàn cầu hướng về hoạt động kinh tế phi tiền mặt và chi trả điện tử vốn có thể kiểm soát nguy cơ gian lận tốt hơn. Giáo sư hình sự học Michael Levi ở Đại học Cardiff nói: “Xem ra người Thụy Sĩ đứng ngoài khuynh hướng nổi trội trên thế giới”.

Từ đầu năm 2016, Thụy Sĩ đành “thua” sức ép từ những tổ chức chống rửa tiền quốc tế, sửa đổi một mức trần tiền mặt, để một người có thể dùng để mua chỉ một mặt hàng mà không bị cảnh cáo hoặc không đòi hỏi xuất trình thêm các loại giấy tờ.

Thụy Sĩ chọn mức trần 100.000 francs Thụy Sĩ, tức khoảng 97.700USD. Nếu giao dịch vượt trên mức trần này, một nhà bán lẻ phải xác minh giấy tờ tùy thân của người mua và báo cảnh sát về sự nghi ngờ những cuộc chuyển khoản gian lận.

Trong một báo cáo hồi tháng 9.2016, Lực lượng đặc nhiệm hành động tài chính (FATF, đóng ở Paris) nói mức trần của Thụy Sĩ “xem ra quá cao, ngay cả đối với nước này”, và nói thêm rằng còn quá sớm để có kết luận về tính hiệu quả của mức trần này.

FATF do nhóm quốc gia G-7 lập, đã đặt ra những tiêu chí chống rửa tiền toàn cầu và giám các quốc gia tuân thủ đầy đủ hay không.

Mức trần tiêu tiền mặt của Thụy Sĩ chỉ có hiệu lực, sau một cuộc tranh cãi sôi nổi của các nghị sĩ nước này. Họ đã cân nhắc điều mà họ mô tả là công dân Thụy Sĩ đã có sẵn quyền sử dụng tiền giấy, dù có những cảnh báo rằng sự chống cự một sự hạn chế thì có thể khiến các tổ chức giám sát quốc tế xếp Thụy Sĩ vào “danh sách đen”.

Người phát ngôn Bộ Tài chính Thụy Sĩ bảo vệ mức trần cao của việc chi tiền mặt mua một món hàng: “Cho đến nay, chúng tôi nghĩ như thế là thích đáng”. Bà nói thêm rằng bất kỳ ý tưởng hạn chế tiêu tiền mặt ở Thụy Sĩ đều đã trở nên “một vấn đề nhạy cảm”.

Một số quốc gia như Đức không áp mức trần về việc chi trả bằng tiền mặt.

+ Ở Tây Ban Nha, mức trần tương đương khoảng 2.600 USD/món hàng, còn nếu cao hơn thì phải chuyển khoản ngân hàng.

+ Người dân đóng thuế ở Pháp thì bị hạn chế sử dụng số tiền mặt tương đương 1.050 USD/món hàng, theo tổ chức European Consumer Center Network.

+ Hồi tháng 11.2016, Ấn Độ đột ngột thông báo kế hoạch ngưng sử dụng gần 90% các tờ tiền, bằng cách thay những loại tiền có mệnh giá lớn bằng nhiều loại tiền mới.

Vĩnh Thụy (theo Washington Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Một ngân hàng Thụy Sĩ trút tiền euro xuống toilet