Chia sẻ với CNN, Elena Milashina cho biết rằng cô đang phải ẩn mình sau khi nhận được những lời đe dọa tới tính mạng chỉ vì đưa tin về các vụ tấn công người đồng tính tại Nga.
Sinh năm 1978, Elena Milashina làphóng viên đang làm việc cho Novaya Gazeta - một tờ báo độc lập nổi tiếng ở Nga. Cô chuyên về các phóng sự điều tra liên quan đến chủ đềvi phạm nhân quyền và tham nhũng. Năm 2013, Elena Milashina đã được Bộ Ngoại giao Mỹ trao giảiInternational Women of Courage vì những hoạt động chính trịphi thường của mình.
Trao đổi với CNN vào cuối tuần trước, Elena nói rằng cô đã phải từ bỏ căn hộ của mình ở thủ đô Moscow và có kế hoạch rời khỏi Nga sau khi các giáo sĩ Hồi giáo ở Chechnya đưa ra một bài thuyết pháp kêu gọi "trả thù" cô cũng như các phóng viên khác. Nguyên nhân là do cô đã phanh phui những cuộc tấn công nhắm vào người đồng tính tại đây.
"Đây là lần đầu tiên chúng tôi nhận một lời đe dọa như thế này. Hơn 15.000 người đã tụ họp tại mộtnhà thờ Hồi giáo và tuyên chiến với tất cả nhân viên của báo Novaya Gazeta. Họ sẽ không chịu dừng lại cho đến khi người cuối cùng ngã xuống",Elena Milashina nói.
Phát biểu trongmột nhà thờ Hồi giáo ở thủ đô Grozny, các giáo sĩ tại đây đãkêu gọi đưa ra phán quyết đối với những nhà báo đã gây ra chuyện này. Bài phát biểu được phát sóng đầy đủ trên kênh truyền hình địa phương ở Chechnya và được tiếp sóng trên kênh CNN.
Ban biên tập của tờ Novaya Gazeta đã gọi bài thuyết giáo đó là "hành động cổ vũ cho việc giết hại các nhà báo". Không lâu sau đó, tòa soạn nhận được 2 chiếc phong bì chứathứ bột màu trắng.
"Chúng tôi vẫn không biết thứ bột đó là gì. Chúng tôi đã yêu cầu lực lượng an ninh kiểm tra", ElenaMalashina nói. "Nhưng tất cả chúng tôi, bao gồm cả tôi,đều đồng ý rằng tình hình đang rất nghiêm trọng".
Các mối đe dọa đến sau khi Elena Milashina tung ra hàng loạt bài viếttố cáo hành độngbắt giữ và tra tấn những người đồng tính ở nước Cộng hòa Chechnya, một quốc gia Hồi giáo ở phía Nam nước Nga.
Nhiều nhân chứng thuộc cộng đồng LGBT đã tiết lộ với CNN rằng họ buộc phải tìm cáchrời khỏi quê hương sau khibị giam giữ và tra tấn kinh khủng. Một nạn nhân yêu cầugiấu tên vì sự an toàn của bản thâncho biết: "Họbuộc dây vào tay tôi và đeo các kẹp kim loại vào tai tôi để sốc điện. Khi họ làm thế, tôi đã nhảy cao trên mặt đất".
Mặc dù vậy, chính quyền Chechnya đã phủ nhận mọi cáo buộc và khẳng định không có bất kì người đồng tính nam nào tại Chechnya. Đại diện của điện Kremlin thì cho rằng không có nguồn tin chính xác nào có thể chứng minh cho việc người đồng tính bị ngược đãi tại Chechnya.
Trong khi đó, những giáo sĩ Hồi Giáo khi trả lời phỏng vấn đài truyền hình địa phương ở Chechnyađã buộc tội nhữngtuyên bố trên của điện Kremlin là "điêu toa" và "chuyện đàn bà".
Tại một đất nước mà các nhà báo bị đánh đập thường xuyên hoặc thậm chí bị giết vì công việc của mìnhthì những nhận xét của các giáo sĩ được xem là mối lo ngại cho sự phát triển.
Tờ Novaya Gzeta không hề xa lạ với những lời đe dọa. Năm 2006, một phóng viên kì cựu của họ là AnnaPolitkovskaya đã bị bắn trong thang máy tại căn hộ của cô ấy tại Moscow. Ngoài ra, đã có ít nhất 5 phóng viên của Novaya Gazeta cũng bị giết theo cách thức của mafia kể từ năm 2000.
"Cách duy nhất để dừng những kẻ vẫn nghĩ đến chuyện giết hại đồng nghiệp của tôi là cho chúng thấy sẽ luôn luôn có một người khác tiếp tục công việc", Elena trả lời CNN.
Mai Thảo (theo CNN)