Theo thống kê của khảo sát từ của 400 doanh nghiệp và 1.200 người tìm việc tham gia khảo sát trong tháng 8/2021, khoảng 49,9% doanh nghiệp không cắt giảm nhân sự và giữ nguyên lương, phúc lợi như trước khi đại dịch xảy ra.

Một nửa số doanh nghiệp được khảo sát giữ nguyên phúc lợi cho lao động

PV | 11/10/2021, 05:45

Theo thống kê của khảo sát từ của 400 doanh nghiệp và 1.200 người tìm việc tham gia khảo sát trong tháng 8/2021, khoảng 49,9% doanh nghiệp không cắt giảm nhân sự và giữ nguyên lương, phúc lợi như trước khi đại dịch xảy ra.

Báo cáo “Thị trường lao động trong làn sóng COVID-19 thứ 4” của Navigos Group, đơn vị cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự tại Việt Nam cho thấy, làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư diễn biến phức tạp, mức độ ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với cả ba đợt dịch trước cộng lại.

Theo thống kê của khảo sát từ của 400 doanh nghiệp và 1.200 người tìm việc tham gia khảo sát trong tháng 8.2021, khoảng 49,9% doanh nghiệp không cắt giảm nhân sự và giữ nguyên lương, phúc lợi như trước khi đại dịch xảy ra.

Bên cạnh đó, 3% doanh nghiệp đã tạm thời dừng hoạt động; 9,4% doanh nghiệp đã chọn cắt giảm nhân sự và cắt giảm lương, 7,3% đã cắt giảm nhân sự nhưng vẫn giữ nguyên lương, phúc lợi trước khi đại dịch xảy ra, và 18,9% chọn cắt giảm lương và phúc lợi nhằm giảm chi phí cho nguồn nhân lực hằng tháng cũng như thu nhỏ lại quy mô doanh nghiệp. Đồng thời, có khoảng 11,6% doanh nghiệp tiếp tục gia tăng tuyển dụng trong thời điểm này.

Bên cạnh đó, có 37,9% doanh nghiệp thực hiện cắt giảm 25-50% lương và phúc lợi. Đây là những doanh nghiệp có quy mô từ 10-50 nhân lực, 301-500 nhân lực và hơn 1.000 nhân lực. Doanh nghiệp chủ yếu đến từ ngành bất động sản, cho thuê ngắn hạn, dài hạn, xây dựng, kiến trúc, gia công, chế biến, sản xuất.

Trong số này, phân theo lĩnh vực cho thấy đa số các doanh nghiệp trong mảng tài chính - ngân hàng - bảo hiểm và công nghệ thông tin không cắt giảm nhân sự, giữ nguyên lương và phúc lợi.

Doanh nghiệp mảng du lịch, khách sạn cắt giảm lương nhiều nhất. Trong đó, khoảng 3,7% doanh nghiệp có quy mô từ 10-100 nhân lực đã giảm 80% lương. Đây là những doanh nghiệp thuộc ngành nhà hàng, khách sạn, du lịch, giáo dục, đào tạo.

Đại diện đơn vị khảo sát cho biết thêm, nhiều doanh nghiệp có xu hướng giữ chân các nhân sự có thâm niên hoặc các nhân sự đang giữ các vị trí cấp trung và cấp cao. Đối với các nhân sự là thực tập sinh và sinh viên mới ra trường, tỉ lệ cắt giảm các vị trí này là 40,5%. Đối với các nhân viên có ít kinh nghiệm, tỉ lệ này lên đến 42,3%.

Kết quả của khảo sát cho thấy, vẫn có nhiều doanh nghiệp cố gắng bảo toàn hoạt động của mỗi phòng ban để cùng nhau vượt qua dịch COVID-19. Tuy vậy, hành chính - thư ký hiện là một trong những phòng ban mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn đầu tiên trong đợt cắt giảm với 12,3% ý kiến của doanh nghiệp tham gia khảo sát. Tiếp theo là phòng kinh doanh, bán hàng chiếm 8,4% và phòng chăm sóc khách hàng chiếm 4,7% ý kiến.

Theo Báo Tin Tức

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
5 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Một nửa số doanh nghiệp được khảo sát giữ nguyên phúc lợi cho lao động