Các chuyên gia cho rằng, người từ TP.HCM về Hà Nội phải cách ly tập trung 7 ngày tự trả phí là quy định quá ngặt nghèo, có thể khiến người dân không muốn đến.

Người từ TP.HCM về Hà Nội phải cách ly 7 ngày: Quá ngặt nghèo, ai muốn đến?

Theo VTC | 10/10/2021, 12:51

Các chuyên gia cho rằng, người từ TP.HCM về Hà Nội phải cách ly tập trung 7 ngày tự trả phí là quy định quá ngặt nghèo, có thể khiến người dân không muốn đến.

Các chuyên gia cho rằng, người từ TP.HCM về Hà Nội phải cách ly tập trung 7 ngày tự trả phí là quy định quá ngặt nghèo, có thể khiến người dân không muốn đến.

UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải tham gia ý kiến đối với việc mở đường bay nội địa thường lệ đi và đến thành phố Hà Nội.

Đáng chú ý, ngoài yêu cầu phải có chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 thì người từ TP.HCM về Hà Nội phải cách ly tập trung 7 ngày và phải tự trả chi phí cách ly, xét nghiệm.

Nhiều ý kiến cho rằng, quy định này của Hà Nội không khác nào đánh đố hành khách, sẽ khiến nhiều người "ngại" về Hà Nội. "Mở cửa như vậy thì mở cửa làm gì?", có người đặt câu hỏi.

hn1.jpeg

PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng

Chia sẻ với VTC News, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) thẳng thắn cho rằng, đây có thể coi là cách trốn tránh dư luận về việc Hà Nội không mở cửa, Hà Nội đưa ra quy định để gây khó dễ, khiến người dân khó về.

"Bắt người dân cách ly tập trung 7 ngày tự trả phí là gây khó dễ. Nhiều người ở TP.HCM tới 4-5 tháng, bắt buộc họ phải về, trẻ con về để đi học... Nếu đã tiêm đủ mũi vaccine rồi, chỉ cần cách ly tại nhà thì có vấn đề gì đâu? Đi làm ăn mà phải cách ly 7 ngày thì ra Hà Nội còn ý nghĩa gì nữa? Một là Hà Nội không hiểu vấn đề, hai là quá sợ sệt, ba là cố tình gây khó dễ", PGS.TS Nguyễn Huy Nga bày tỏ quan điểm.

Theo ông Nguyễn Huy Nga, cả nước đã dành vaccine cho Hà Nội để phòng chống dịch, người dân Hà Nội được tiêm rồi, bây giờ đến lúc Hà Nội phải cho người nơi khác về để chia sẻ gánh nặng với các địa phương, tránh bị cho là ích kỷ.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga cũng cho rằng, lãnh đạo Hà Nội đang chọn phương án quá an toàn bằng cách gần như đóng cửa thành phố.

Nói về việc các tỉnh thành khác sẵn sàng đón công dân từ vùng dịch phía Nam bằng máy bay, hoàn toàn miễn phí, trong khi đó Hà Nội chưa có động thái nào cho thấy sẽ đón công dân từ vùng dịch trở về, PGS.TS Nguyễn Huy Nga đánh giá chính sách này của Hà Nội chưa tốt.

Cùng quan điểm với PGS.TS Nguyễn Huy Nga, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đặt câu hỏi: "Ngoài cách ly tập trung 7 ngày thì còn phải theo dõi sức khoẻ tại nhà 7 ngày nữa, vậy những người ra Hà Nội họp hành, làm việc thì làm thế nào, mất 14 ngày vô bổ à? Trong khi đó chi phí thì bị đội lên".

hn2.png

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

Bà Phạm Chi Lan phân tích, TP.HCM cũng tương tự Hà Nội, là một trong các tỉnh, thành ở Việt Nam có tỷ lệ tiêm vaccine cao nhất. Hà Nội ít nhất phải chấp nhận những người đã được tiêm đủ liều hoặc đã tiêm 1 liều vaccine như nhiều địa phương đã chấp nhận để người dân đi lại.

"Tôi nghĩ Hà Nội có nhiều quyết định chủ quan quá, tất nhiên cũng cần đề phòng nhưng không cần phải tới mức như thế. Nên phân loại hành khách ra, nếu đã tiêm đủ rồi thì không cần phải áp dụng như vậy. Ngay ở sân bay đã thực hiện test nhanh hoặc trước khi đi người dân đã có kết quả xét nghiệm COVID-19. Nếu đã xét nghiệm đủ rồi thì phải chấp nhận, sao Hà Nội lại có hệ thống riêng của mình, đây là điều vô lý", chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan bày tỏ.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương cũng cho rằng, căn cứ vào quy định của Bộ Y tế là đã tiêm đủ liều vaccine, trên cơ sở đó có làm xét nghiệm trước khi tới Hà Nội thì người dân hoàn toàn có thể được đi lại, trao đổi và hoạt động kinh doanh bình thường.

Mỗi địa phương tự đề ra các quy định sẽ gây ra khó khăn cho việc bình thường hóa và mở lại đường bay. Ông Doanh đề nghị Bộ Y tế và các cơ quan thảo luận lại với Hà Nội và báo cáo Thủ tướng để có các biện pháp thích hợp hơn.

"Tôi rất mong Hà Nội có thể bãi bỏ quy định này", Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đề nghị.

hn3.jpeg

Ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội

Trong khi đó, ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội tỏ ra hoan nghênh trước sự thận trọng của Bộ GTVT cũng như của Hà Nội về việc vừa chống dịch vừa đảm bảo sản xuất kinh doanh, đời sống người dân.

Tuy nhiên, ông Bùi Danh Liên không tán thành việc Hà Nội yêu cầu hành khách đến từ TP.HCM phải cách ly tập trung 7 ngày bởi như thế là siết chặt nhu cầu đi lại của người dân.

"Đây là biện pháp quá ngặt nghèo. Việc quản lý không thực sự xuất phát từ lợi ích của người dân mà khó khăn lại dồn vào dân. Tôi thấy Hà Nội sợ dịch hơn là bảo vệ người dân", ông Liên chia sẻ.

Ông Bùi Danh Liên kiến nghị, với công dân đã tiêm chủng 2 mũi thì nên chấp nhận giá trị tiêm chủng và chỉ nên theo dõi người về từ đâu, khi tới đâu thì thực hiện khai báo tại địa phương ấy.

Đặc biệt, dịch bệnh bùng phát suốt nhiều tháng qua ảnh hưởng đến kinh tế của nhiều người. Nếu từ TP.HCM về Hà Nội phải vào khách sạn cách ly sẽ phát sinh thêm các chi phí, thành gánh nặng so với thu nhập của người dân.

Bài liên quan
Hà Nội thí điểm Chatbot AI - Trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
Cục Thuế TP.Hà Nội áp dụng thí điểm ứng dụng Chatbot AI - Trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người từ TP.HCM về Hà Nội phải cách ly 7 ngày: Quá ngặt nghèo, ai muốn đến?