Đó là nhận định của Bộ Y tế tại Hội nghị trực tuyến “tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2020” diễn ra hôm 21.9. Đặc biệt, các bệnh có vắc xin phòng như: bệnh bạch hầu, bệnh ho gà... có thể ghi nhận thêm nhiều ca mắc.

Một số dịch bệnh sẽ diễn biến phức tạp vào cuối năm 2020 đầu năm 2021

Hồ Quang | 21/09/2020, 18:30

Đó là nhận định của Bộ Y tế tại Hội nghị trực tuyến “tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2020” diễn ra hôm 21.9. Đặc biệt, các bệnh có vắc xin phòng như: bệnh bạch hầu, bệnh ho gà... có thể ghi nhận thêm nhiều ca mắc.

Kết nối khám và điều trị bệnh từ xa với 100 điểm cầu giữa mùa dịch bệnh

Ảnh hưởng dịch bệnh, hàng ngàn lao động không được đóng bảo hiểm

Đã có 68 ca dương tính: Vì sao dịch bệnh bạch hầu bất ngờ gia tăng?

Theo Bộ Y tế, Việt Nam đã từng bước kiểm soát hiệu quả các dịch bệnh truyền nhiễm. Công tác phòng chống và kiểm soát dịch COVID-19 được thực hiện hiệu quả. Năm 2020, các bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng, bệnh sởi, bệnh sốt rét giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019. Nhiều bệnh truyền nhiễm khác diễn biến ổn định, không ghi nhận các ổ dịch lớn tại cộng đồng, không ghi nhận bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A khác.

Tuy nhiên, bệnh sốt xuất huyết vẫn có số mắc cao, tăng cục bộ tại một số địa phương; ghi nhận nhiều ca bệnh bạch hầu tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên và miền Trung, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng có hiệu quả, nhưng còn có hạn chế cần được giải quyết.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhận định, vào cuối năm 2020 và đầu năm 2021 tới, tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, các bệnh dịch lưu hành trong nước có nguy cơ bùng phát thành dịch do thời tiết mùa đông xuân rất thuận lợi cho mầm bệnh phát triển.

Như vậy, ngoài nguy cơ và ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, một số bệnh dịch vẫn có nguy cơ gia tăng số mắc và tử vong, nếu không có các biện pháp phòng chống hiệu quả như: cúm, nhiễm trùng đường hô hấp, sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, bệnh dại, sốt rét, và các bệnh dịch lây truyền từ động vật sang người; đặc biệt là các bệnh có vắc xin phòng bệnh như bệnh bạch hầu, bệnh ho gà có thể ghi nhận thêm nhiều ca mắc.

Trẻ mắc bệnh bạch hầu được điều trị tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM - một trong những bệnh được Bộ Y tế nhận định sẽ gia tăng trong thời gian tới - Ảnh: PV

Bên cạnh đó, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi như thay đổi bất thường về khí hậu, thiên tai, quá trình đô thị hoá, toàn cầu hóa nhanh, điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, hành vi, lối sống và tập quán người dân vẫn còn nhiều hạn chế; nguồn lực đầu tư cho phòng chống dịch bệnh còn nhiều khó khăn ở cả Trung ương và địa phương.

Để tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu, PGS.TS Trần Như Dương - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương lưu ý các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân bạch hầu trong thời kỳ mắc bệnh (người bệnh và người lành mang trùng) để áp dụng các biện pháp phòng bệnh, xử lý ổ dịch nghiêm ngặt.

“Bệnh bạch hầu đã có vắc xin phòng bệnh, tiêm phòng bệnh bạch hầu đúng lịch là biện pháp quan trọng. Tuy nhiên khi tiêm phòng cần lựa chọn đúng vắc xin bạch hầu về liều lượng, thời điểm tiêm chủng. Đồng thời, cần áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp cách ly, bệnh nhân, ca bệnh nghi ngờ, người tiếp xúc gần, xử lý ổ dịch, điều trị ca bệnh và điều trị dự phòng để hạn chế tối đa lây nhiễm. Biện pháp sử dụng kháng sinh dự phòng có tác dụng quyết định, nhằm loại trừ nguồn lây trong cộng đồng (bệnh nhân và người lành mang trùng) rất hiệu quả”, ông Dương chia sẻ.

Qua đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành báo cáo UBND xây dựng và triển khai tiêm chủng đầy đủ, an toàn theo chỉ đạo của Bộ Y tế tại 4 kế hoạch tiêm chủng vắc xin (kế hoạch uống bổ sung OPV, kế hoạch tiêm vắc xin MR (vắc xin phòng sởi, rubella), kế hoạch tiêm vắc xin Td (vắc xin uốn ván và bạch hầu) cho trẻ em 7 tuổi, kế hoạch đảm bảo dây chuyền lạnh cho vx…)

Bệnh sốt xuất huyết cũng sẽ tăng cao khi bắt đầu bước vào mùa đông xuân tới - Ảnh: PV

Title

Bên cạnh đó, nhằm thực hiện “mục tiêu kép” vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đạt tăng trưởng ở mức cao nhất, vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh, không để dịch, bệnh lây lan theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyênđề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành tham mưu cho UBND các tỉnh, thành tăng cường chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường các hoạt động phòng chống dịch, lồng ghép trong phòng chống và kiểm soát dịch COVID-19. Có kế hoạch cụ thể triển khai ngay các biện pháp phù hợp nhằm ngăn chặn sự phát sinh và bùng phát của dịch bệnh; lưu ý đặc biệt đối với các huyện, xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn với nguy cơ cao về dịch bệnh, có hạn chế về tiếp cận dịch vụ y tế và biến động dân cư cao.

Tăng cường chỉ đạo triển khai hoạt động tiêm chủng tại các tỉnh trên địa bàn phụ trách, đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đạt 95% trên quy mô xã, phường. Đặc biệt tại các tỉnh có ghi nhận các trường hợp bạch hầu khu vực Tây Nguyên, tiếp tục triển khai Quyết định số 3054 /QĐ-BYT ngày 15.7.2020 của Bộ Y tế về việc phê duyệt kế hoạch tiêm vắc xin phòng chống dịch bạch hầu. Đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin Td năm 2020-2021 theo quyết định 2155/QĐ-BYT ngày 25.5.2020 của Bộ Y tế. Thực hiện tiêm chủng an toàn trong bối cảnh dịch COVID-19, xử lý kịp thời các phản ứng sau tiêm chủng, truyền thông an toàn tiêm chủng trên địa bàn. Tăng cường giám sát, đôn đốc các đơn vị, địa phương thực hiện các quy định hiện hành đảm bảo chất lượng tiêm chủng.

Chỉ đạo các đơn vị y tế tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, thực hiện cách ly, kịp thời xử lý triệt để ổ dịch không để bùng phát dịch trong cộng đồng; tăng cường lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh; củng cố các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động sẵn sàng điều tra, xác minh, đánh giá, xử lý ổ dịch và hỗ trợ tuyến dưới trong việc khống chế ổ dịch, cấp cứu, điều trị khi cần thiết. Tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, lưu ý đối với các bệnh nhân nặng, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong. Thực hiện tốt phòng tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị.

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Với mục tiêu không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan chủ động đánh giá, dự báo sát tình hình; xây dựng các phương án, kể cả phương án xấu nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Một số dịch bệnh sẽ diễn biến phức tạp vào cuối năm 2020 đầu năm 2021