Bộ trưởng Tô Lâm nhìn nhận tình trạng thu thập, mua bán trái phép dữ liệu cá nhân là thực trạng nhức nhối. Các nước có khung phạt rất cao, có khi lên đến hàng tỉ USD với doanh nghiệp kinh doanh thu thập dữ liệu cá nhân.

Mua bán dữ liệu cá nhân: Các nước phạt cả tỉ đô, thậm chí cả 10 năm tù

Hoài Lam | 04/11/2022, 14:17

Bộ trưởng Tô Lâm nhìn nhận tình trạng thu thập, mua bán trái phép dữ liệu cá nhân là thực trạng nhức nhối. Các nước có khung phạt rất cao, có khi lên đến hàng tỉ USD với doanh nghiệp kinh doanh thu thập dữ liệu cá nhân.

Sáng 4.11, trong phiên chất vấn tại kỳ họp 4 Quốc hội 15, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm tham gia giải trình các chất vấn của đại biểu Quốc hội trong nhóm lĩnh vực thông tin - truyền thông.

Đại biểu Đinh Công Sỹ đề nghị cho biết giải pháp xử lý tình trạng mua bán dữ liệu thông tin cá nhân gây phiền hà cho người dân.

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nhìn nhận tình trạng thu thập, mua bán trái phép dữ liệu cá nhân, là thực trạng nhức nhối.

Ông Lâm cho biết thời gian tới, các cơ quan sẽ ban hành nghị định và tiến tới xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, tạo hành lang pháp lý vững chắc.

"Các nước ý thức rất rõ vấn đề này nên khung phạt vi phạm rất cao, có khi lên đến hàng tỉ USD với doanh nghiệp kinh doanh thu thập dữ liệu cá nhân; mức phạt tù có khi lến đến 10 năm", Bộ trưởng nói.

Theo đó, các bộ, ngành, địa phương cần chủ động đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng bảo vệ, lưu trữ dữ liệu, thông tin; xây dựng chiến lược đảm bảo an ninh mạng. Không riêng Bộ Công an mà các cơ quan liên quan đến bảo vệ dữ liệu cần tích cực phối hợp quốc tế trong lĩnh vực này.

Bộ trưởng Công an nói sẽ đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ về an toàn, an ninh mạng; hoàn thiện cơ chế phối hợp liên ngành, hành lang pháp lý về an ninh mạng; nâng cao trình độ năng lực, trang bị hiện đại cho lực lượng đảm bảo an ninh mạng...

Bộ trưởng Công an cũng kiến nghị xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin, an ninh dữ liệu.

Cùng đó là đẩy mạnh hợp tác quốc tế trên lĩnh vực an ninh mạng, an ninh dữ liệu của mở rộng quan hệ hợp tác quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp bảo mật an ninh mạng hàng đầu trên thế giới.

tl.jpg
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm tham gia giải trình các chất vấn

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, dữ liệu cá nhân là "tài sản cá nhân" và mỗi người dân phải bảo vệ. Vừa qua, người dân khá dễ dãi khi cung cấp thông tin cho người lạ. Chẳng hạn, khi đi mua kính họ đề nghị cung cấp thông tin thì cũng cho số điện thoại, trong khi lẽ ra họ phải đưa hợp đồng về thu thập thông tin và cần được sự đồng ý từ khách hàng.

Vì thế, Bộ TT-TT sẽ thanh tra toàn diện các nhà mạng trong năm nay về thu thập dữ liệu người dân, sau đó tới hệ thống bưu chính, mạng xã hội. Ngoài việc ban hành nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, ông Hùng cho rằng chế tài xử lý cần cao hơn để mang tính răn đe.

Ông đề nghị Quốc hội xem xét điều chỉnh về mức phạt doanh nghiệp vi phạm trong thu thập dữ liệu cá nhân trên tỷ lệ doanh thu, chứ không phải số tuyệt đối.

Liên quan nội dung về xây dựng, kết nối, chia sẻ, khai thác sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, hiện nay cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã chính thức kết nối, chia sẻ thông tin với cơ sở dữ liệu chuyên ngành của 12 bộ, ngành, 4 doanh nghiệp nhà nước và 15 địa phương.

Tuy nhiên, ông Lâm thừa nhận, việc kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia dân cư với các bộ, ngành, địa phương còn gặp khó khăn. Nguyên nhân là do hạ tầng công nghệ thông tin của nhiều bộ, ngành, địa phương chưa đồng bộ, chưa thể kết nối, chưa triển khai đầy đủ các phương án đảm bảo an toàn thông tin.

Ngoài ra, có nhiều bộ, ngành, địa phương chưa số hóa dữ liệu, quy trình phục vụ cho triển khai thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, nên dù đã kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhưng kết quả khai thác còn rất hạn chế.

"Muốn kết nối phải có trung tâm dữ liệu và phải bảo đảm an toàn mới kết nối được", ông Lâm nói và cho biết đây là điều kiện tiên quyết để kết nối đến dữ liệu quốc gia về dân cư song nhiều bộ, ngành, địa phương chưa đáp ứng.

Về vấn đề giải quyết vướng mắc khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa thể kết nối, song tới 31.12.2022, theo quy định của luật phải bỏ sổ hộ khẩu giấy mà đại biểu nêu, ông Lâm cho hay, hiện Bộ Công an đã trình Chính phủ dự thảo nghị định sửa đổi 19 nghị định hiện hành có quy định liên quan tới hội khẩu.

"Dự kiến nghị định này sẽ được ban hành và có hiệu lực từ 15.12.2022", ông Lâm nói.

Bài liên quan
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Người Việt có gien về KH-CN, là lợi thế để phát triển ngành bán dẫn
Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho hay Việt Nam có nhiều lợi thế về công nghiệp bán dẫn, trong đó đáng chú ý là người Việt có gien về khoa học công nghệ. Lợi thế này không kém gì lợi thế về địa chính trị.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mua bán dữ liệu cá nhân: Các nước phạt cả tỉ đô, thậm chí cả 10 năm tù