Sau gần 80 năm, một lần nữa Hội An lại được giao thoa với nghệ thuật múa đương đại qua vở múa “The Mist” (Sương Sớm) tại Trung Tâm Biểu Diễn Lune Hội An. Nơi tổ chức chương trình hàng đêm, và hứa hẹn sẽ mang những vở múa đương đại nổi tiếng như “Teh Dar”, “À Ố Show” (Làng Phố)… ra mắt công chúng Hội An và du khách trong ngoài nước.

Múa đương đại - Giao thoa mới trong nghệ thuật

Trương Nguyên Ngã | 11/03/2018, 09:37

Sau gần 80 năm, một lần nữa Hội An lại được giao thoa với nghệ thuật múa đương đại qua vở múa “The Mist” (Sương Sớm) tại Trung Tâm Biểu Diễn Lune Hội An. Nơi tổ chức chương trình hàng đêm, và hứa hẹn sẽ mang những vở múa đương đại nổi tiếng như “Teh Dar”, “À Ố Show” (Làng Phố)… ra mắt công chúng Hội An và du khách trong ngoài nước.

Hội An, một thương cảng sầm uất từ thế kỷ thứ 16, nơi đã từng là điểm giao thoa kinh tế, văn hóa, và nghệ thuật với ngoại quốc từ rất sớm. Sự hiện diện của những chiếc vĩ cầm và dương cầm tại vùng đất này bên cạnh những chiếc đàn tranh, đàn bầu, đàn cò, sáo trúc… đã từng đánh dấu cho sự chuyển tiếp từ cổ nhạc sang tân nhạc.

Sau gần 80 năm, một lần nữa Hội An lại được giao thoa với nghệ thuật múa đương đại qua vở múa “The Mist” (Sương Sớm) trong buổi ra mắt Trung Tâm Biểu Diễn Lune Hội An. Nơi tổ chức chương trình hàng đêm, và hứa hẹn sẽ mang những vở múa đương đại nổi tiếng như “Teh Dar”, “À Ố Show” (Làng Phố)… ra mắt công chúng Hội An và du khách trong ngoài nước.

Sân khấu trung tâm biểu diễn Lune - Hội An và các diễn viên

Với những động tác mang tính ước lệ cao, nhanh, dứt khoát, thậm chí đến mức tối giản, vở diễn thực sự đã làm mới những thủ pháp căn bản của nghệ thuật múa cổ điển. ''The Mist'' là một sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nghệ thuật múa và ba-lê bán cổ điển mang đầy hơi thở đương đại. Vở diễn đưangười xem trở về một không gian đậm chất Nam Bộ của những người đi khai phá, đầy gian khổ nhưng hào sảng, chân chất, mộc mạc và nên thơ.

Trong luồng ánh sáng ma mị đầy chuyên nghiệp đã được tính toán cẩn thận, câu chuyện về vùng đất Nam Bộ dần hiện ra dưới làn sương sớm mờ mịt bằng những cảnh sinh hoạt đời thường trong các phân cảnh dẫn trâu ra đồng, đi cấy, chèo thuyền, đi câu, quay tơ dệt lụa... Một bức tranh toàn cảnh về cuộc sống đời thường của những người nông dân chân chất, được thể hiện dưới góc nhìn nghệ thuật.

Tác giả Trương Nguyên Ngã (thứ ba, từ trái sang) và các diễn viên tại Hội An

Ánh sáng và âm nhạc ở phân cảnh “Đêm Giông” thực sự đã lôi cuốn khán giả vào sự hoang mang thường thấy khi tiếp xúc với cái lạ. Hoang mang như tâm trạng của những cư dân đầu tiên bước chân đến khai phá miền đất lạ lẫm, đầy sơnlam chướng khí này. Tiếng đàn tranh, tiếng chuông đồng và tiếng sáo mang âm hưởng dân ca Nam Bộ tưởng chừng như xung khắc với tiếng lead của guitar điện và nhạc điện tử, dần được trộn lẫn hài hòa vàonhau đã tạo được những cảm xúc sâu lắng khác nhau.

Ở đó, chừng như ta dần dần cảm nhận được sự xung đột đến đỉnh điểm về những va chạm của các nền văn hóa khác nhau. Để rồi trong một quá trình tiệm tiến, những xung đột đó giao hòa vào nhau, tạo nên một bản thể văn hóa mới nhưng không hề xa rời bản chất văn hóa Mẹ.

Sân khấu trung tâm biểu diễn Lune và ánh sáng đẹp- Ảnh: Tư liệu

Trong những hoang mang người ta thường tìm đến niềm tin tôn giáo. Ở đây Phật giáo được xem là nơi nương tựa tinh thần qua phân cảnh “Lên Chùa”. Đọng lại là hình ảnh của những thiếu nữ gánh hương lên chùa, được bảo bọc trong những vòng hương khoanh lớn, dưới ánh sánghuyền hoặc mang sắc thái tâm linh.

Có lẽ đây là một trong những phân cảnh sử dụng thủ pháp ẩn dụ một cách tối giản, mang thông điệp bình an hiệu quả nhất của vở diễn. Tiếng chuông, tiếng mõ đã mang lại sự bình tâm sau những xáo trộn của thiên nhiên, bất trắc của đời người. Thật thú vị khi chợt khám phá ra tiếng chuông chùa lại đang đánh một giai điệu dân ca Nam Bộ trên nền nhịp của tiếng mõ. Phải chăng, nơi đây đạo pháp đã thấm nhuần vào tinh thần của người dân, song hành cùng với cả dân tộc.

Tình vợ chồng - Một cảnh diễn xuất ấn tượngtrong vở diễn - Ảnh: Tư liệu

Tính cách sảng khoái, vô tư và yêu đời của người miền Nam được thể hiện rất rõở phân cảnh “Hát Đối”. Ở phân cảnh này thủ pháp tả thực đã khắc họa được phần nào cuộc sống đời thường, thuận lẽ tự nhiên của những cư dân Nam Bộ. Tiếng hò đối đáp gợi tình của những chàng trai cô gái như là một tiền đề để kết nối đến phân cảnh tình tự trong đêm của một đôi vợ chồng trẻ, như một lẽ tự nhiên tất yếu.

Phân cảnh “Tình Tự” có lẽ làđiểm nhấn trong vở diễn. Ởđây, vũ ba-lê bán cổđiển kết hợp với nghệ thuật múa đương đại đãđược thể hiện bởi các diễn viên múa trẻ tuổi, thừa bản lĩnh nghề nghiệp để cuốn khán giả trôi theo từng cung bậc cảm xúc dưới những làn ánh sáng ma mị đầy chuyên nghiệp, được tính toán cẩn thận cho từng phối cảnh. Phân cảnh này thực sự đã mang lại cảm xúc mới mẻ đến với khán giả.

“Được Mùa” lại là một phân cảnh hoành tráng nhất của vở diễn. Những hạt gạo từ trời được chảy tràn xuống đầy đôi bàn tay của những người nông dân. Niềm hân hoan sau khi gặt hái đã được truyền tải mạnh khiến khán giả phấn khích như chính mình là những nông dân đang được mùa. Và như một lẽ thường tình trong một xã hội thuần nông, những ngày nông nhàn sẽ là những ngày lễ hội để cảm tạ trời đất trong năm đãcho mưa thuận, gió hòa. Ở đây được thể hiện qua phân khúc lễ rằm Trung Thu, lúc con người hân hoan thụ hưởng những kết quả lao động của mình.

Âm nhạc trong vở diễn đã vượt qua được hình thức âm nhạc thể nghiệm đương đại. Tiếng đàn tranh, tiếng chuông đồng và tiếng sáo mang âm hưởng dân ca Nam Bộ trộn lẫn một cách hợp lý vào tiếng lead của guitar điện và nhạc điện tử đã tạo được cảm xúc sâu lắng khác nhau qua từng phân cảnh. Có thể nói sự kết hợp giữa âm nhạc cổ truyền và hiện đại trong từng giai điệu đã xóa đi những cách biệt tưởng chừng như xung khắc giữa nhạc cổ truyền và hiện đại, giữa phương Đông và phương Tây. Các nghệ sĩ trẻ trực tiếp phối âm trên sân khấu một cách nhuần nhuyễn cũng đã góp một phần không nhỏ cho thành công của vở diễn.

Tương tác với khán giả dường như là một tiêu chí cần thiết trong mỗi tác phẩm nghệ thuật đương đại mà các tác giả, đạo diễn thường hướng tới. Những cặp nẹp tre đã được đặt sẵn trên ghế ngồi có thể giúp khán giả dùng như một bộ gõ để tương tác với các diễn viên, nghệ sĩ trong nhiều phân đoạn cũng là một sự cộng thêm đầy thú vị.

Các diễn viên saubuổi tập luyện để chuẩn bị chu đáo cho vở diễn mới -Ảnh: Trương Nguyên Ngã

Múa đương đại là một hình thức nghệ thuật đương đại tương đối mới so với các bộ môn nghệ thuật khác đã từng được công chúng thưởng lãm. Hy vọng công chúng sẽ đón nhận bộ môn nghệ thuật này như các bậc tiền bối đã từng mạnh dạn tiếp thu tân nhạc cách đây gần một thế kỷ.

Hội An, 10.3.2018

Trương Nguyên Ngã

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Múa đương đại - Giao thoa mới trong nghệ thuật