Hiện nay các nhà khoa học đang cảnh báo mực nước trong biển Caspi có thể giảm nhanh hơn do nhiệt độ tăng.

Mực nước trong biển kín lớn nhất thế giới đang cạn dần

Đan Thuỳ | 26/12/2020, 13:09

Hiện nay các nhà khoa học đang cảnh báo mực nước trong biển Caspi có thể giảm nhanh hơn do nhiệt độ tăng.

Biến đổi khí hậu (cụ thể hơn là sự ấm lên toàn cầu) có thể khiến biển Caspi thu nhỏ trong những thập kỷ tới, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người dân và hệ sinh thái địa phương. Trong một thế kỷ qua, mực nước biển Caspi thay đổi do cả hoạt động của con người lẫn tác động tự nhiên. Tuy nhiên, nhiệt độ tăng có thể đẩy nhanh tốc độ bốc hơi của biển Caspi, làm mực nước giảm trong dài hạn.

Các nhà khoa học đưa ra nhận định này sau khi nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới hiện tượng nước biển bốc hơi dữ dội (Với tốc độ bốc hơi 7 cm/năm, làm cho mực nước biển giảm đi tổng cộng hơn 1,5 m kể từ năm 1996 đến nay). Theo nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Communications Earth and Environment hôm 23.12, nếu không có những can thiệp đủ mạnh, mức giảm này sẽ ngày càng tăng và gây ra nhiều hậu quả nặng nề.

bien-caspi-1547546464-7354-1547548682_680x0.png
Biến đổi khí hậu đang là nguyên nhân dẫn đến mực nước trong 

Nhiều bãi đánh bắt cá quan trọng có thể biến mất xung quanh khu vực phía bắc biển Caspi. Toàn bộ vùng ven bờ của Biển Caspi có thể khô cạn, đe dọa đến nguồn tài nguyên và cả các bến cảng, tiến sĩ Frank Wesselingh tại Đại học Utrecht cho biết.

Trước đó, nghiên cứu của Tiến sĩ Jianli Chen được công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters vào năm 2017 đã chỉ ra rằng nhiệt động trung bình của bề mặt nước Biển Caspi đã tăng lên 1 độ C trong cả hai quá trình nghiên cứu (từ năm 1979 đến 1995 và 1996 đến 2015).

Mực nước trong hồ có thể giảm 9-18 m từ năm 2020 đến cuối thế kỷ này, tùy thuộc vào tốc độ phát thải khí nhà kính. Nếu mực nước giảm 9m, diện tích mặt hồ sẽ giảm 23%. Còn nếu mực nước giảm 19m, diện tích mặt hồ có thể thu hẹp tới 34%.

Biển Caspi nằm giữa biên giới của 5 quốc gia là Nga, Iran, Turkmenisistan, Kazakhstan và Azerbaijan, giúp điều hoà khí hậu của các quốc gia xung quanh. Không những thế biển Caspi còn là kho dầu khí khổng lồ, đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế thủy hải sản của các quốc gia này, là nguồn cung cấp tài nguyên cực kỳ quan trọng đối với các quốc gia lân cận.

450px-caspianseamap.png
Vị trí của Biển Caspi - Ảnh: Internet

Theo World Atlas, biển Caspi là hồ nước lớn nhất thế giới với diện tích bề mặt 371.000 km2 và thể tích 78.200 km3. Đây là hồ nước mặn duy nhất nằm trong top 10 hồ nước lớn nhất thế giới. Biển Caspi cũng là hồ sâu thứ ba thế giới với phần sâu nhất đạt 1.025 m và độ sâu trung bình là 211 m.

Caspi không thông ra biển hay đại dương nên được tính là hồ và được gọi là biển do người La Mã cổ đại khi đến đây, nhận thấy nước có vị mặn. Tên gọi được đặt theo bộ lạc Caspi, những người từng sinh sống ở phía tây của hồ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mực nước trong biển kín lớn nhất thế giới đang cạn dần