Do lũ về muộn, người dân tỉnh An Giang cũng tất bật với mùa đánh bắt thủy sản. Với họ, việc sản vật thiên nhiên đã ban tặng không chỉ giúp họ có việc làm để duy trì cái nghề mà họ đeo đuổi đã lâu qua dù lượng thủy sản năm nay hơi ít.

Mưu sinh vớt vát khi lũ về muộn

Khang Duy | 19/09/2019, 18:52

Do lũ về muộn, người dân tỉnh An Giang cũng tất bật với mùa đánh bắt thủy sản. Với họ, việc sản vật thiên nhiên đã ban tặng không chỉ giúp họ có việc làm để duy trì cái nghề mà họ đeo đuổi đã lâu qua dù lượng thủy sản năm nay hơi ít.

Vào mùa lũ, các sản vật được đánh bắt, người dân thường đem lại các thương lái. Nhưng năm nay, con nước về chậm, người dân tự hình thành các sạp ven đường để tự bán. Và rất đặc biệt, những sản vật dù quen thuộc, nhưng mỗi khi khách du lịch chạy phải ghé dừng chân, vì chúng được bày bán bắt mắt. Đây là một nét mới, góp phần tô thêm một bức tranh sinh động về làng quê mộc mạc.

Con nước về chậm hơn mọi năm, nhưng cũng kịp thời mang đến nhiều sản vật giúp người dân mưu sinh đắp đổi qua ngày - Ảnh: Tô Văn

Chạy dọc vùng biên giới An Giang, chúng tôi rảo bước trên những con lộ nông thôn hóa được trải nhựa không khỏi bắt gặp những hình ảnh bày bán lộ thiên các sản vật mùa lũ. Với nông dân, có lẽ sản vật ít nên họ tìm một cách mưu sinh theo hướng mới, để có lợi nhuận cao hơn.

Một số người dùng cáchxuyệcđiện vì nguồn cá năm nay ít. Cách làm này khiến tận diệt nguồn thủy sản - Ảnh: Tô Văn

“Thường những năm về trước, tụi tôi đánh bắt cá tôm, cua, tép rất nhiều nên đem lại các thương lái mua bán trao đổi tạo nên cảnh chợ rất nhộn nhịp. Nhưng năm nay lượng thủy sản hơi ít do lũ về chậm. Vì thế, một số người đánh bắt thất thu, đem bỏ mối cho các thương lái không còn nhiều như mọi năm. Vợ chồng tôi mới bàn tính đánh bắt bao nhiêu thì mở sạp ven đường bán bấy nhiêu”, anh Phương - ngư dân sống khu vực đầu nguồn, nói.

Lũ tuy về muộnnhưng ngư dân vẫn tất bật đón lũ- Ảnh: Tô Văn

Tấp vào một sạp ven đường đang trưng bày rau đồng, măng, chuối... chị Sen, ngụ H.An Phúnhanh nhảu nói: “Gia đình vợ chồng tôi và 2 đứa con đang tuổi ăn tuổi học nên chi phí rất nhiều. Chồng tôi chuyên nghề đánh bắt cá nhưng bây giờ lũchậm, nguồn thủy sản hiện tại gầnnhư cạn kiệt. Tội nghiệp ảnh, 3 giờ khuya xách xuồng đi giăng câu, đặt lú, gần tới 7 giờ tối mới thấy về.

Chuyên gia đặt trúm lươn, ông Nam (58 tuổi, ngụ H.An Phú) đang soạn những chiếc trúm còn lại, hơi muộn so với mọi năm - Ảnh: Tô Văn

Nguồn thu khoảng gần tháng nay không bao nhiêu vì lượng thủy sản quá ít, đem ra chợ bán cho thương lái thì không được là bao. Vì thế, tôi bàn với ảnh trước nhà có vài diện tích đất trống, thôi mình trồng rau rồi bán ven vệ đường, kết hợp ảnh làm bao nhiêu mình thì bán được bấy nhiêu, tích cóp, lo cho2 đứa con ăn học”.

Nguồn cátôm năm nay thất thu, ông Sáu Lèo đanrổ cho vợ bán ven đường - Ảnh: Tô Văn

Còn theo chị Loan (35 tuổi, quê TP.Châu Đốc, tỉnh An Giang), mấy ngày nay gia đình tất bật với việc mưu sinh mới bằng nghề bán bông súng. Chị mua từ Campuchia về bán lại và chia nhỏ bán với giá 5.000 đồng/bó. Một ngày bán khoảng 60 bó nên cũng đắp đủ qua ngày.

Tuần này mưa nhiều, tranh thủ đi bắt ếch để mưu sinh - Ảnh: Tô Văn

Ghi nhận của PV, dọc theo các con con lộ nông thôn trên địa bàn các huyện Tịnh Biên, Tân Châu, An Phú, Phú Tân, đâu đâu cũng thấy các sạp tự phát của người dân bày bán các mặt hàng thủy sản gồm ốc, lát, dẹm, bông súng, điên điển, ếch, lươn đồng, tép đồng, thậm chí họ xách xe bán dạo khô, cá. Nhiều sạp, xe lưu động bán kháđắt hàng.

Ếch đồng là món đặc sản đang được người mua săn đón- Ảnh: Tô Văn

Một lãnh đạo Sở NN-PTNT An Giang cho biếthiện tại lượng thủy sản năm nay thấp hơn so với cùng kỳ, nhưng lũ đang về, một số ngư dân cũng phấn khởi. Lượng thủy sản tự nhiên đánh bắt có thể tăng cao vào những ngày tới, nhưng chắc không bằng mọi năm.

Một số hình ảnh về các sản vật mùa lũ:

Tô Văn
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mưu sinh vớt vát khi lũ về muộn