Bộ Tư pháp Mỹ hôm 28.8 đã thông báo bắt giữ 2 nhà nghiên cứu Trung Quốc liên quan 2 nghi án đánh cắp bí mật thương mại.

Mỹ bắt liên tiếp 2 nhà nghiên cứu Trung Quốc vì đánh cắp bí mật thương mại

Hoàng Vũ | 29/08/2020, 14:49

Bộ Tư pháp Mỹ hôm 28.8 đã thông báo bắt giữ 2 nhà nghiên cứu Trung Quốc liên quan 2 nghi án đánh cắp bí mật thương mại.

Vụ thứ nhất liên quan đến nhà nghiên cứu Guan Lei (29 tuổi) tại Đại học California. Bộ Tư pháp Mỹ cho biết Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) bắt giữ người này để điều tra nghi án chuyển phần mềm nhạy cảm hoặc dữ liệu kỹ thuật của Mỹ cho Đại học Công nghệ quốc phòng quốc gia Trung Quốc.

"Guan đang bị điều tra vì tình nghi chuyển giao phần mềm hay dữ liệu công nghệ nhạy cảm của Mỹ cho Đại học quốc gia về công nghệ quốc phòng của Trung Quốc", Bộ Tư pháp Mỹ cho biết và cáo buộc Guan đã nói dối về mối liên kết giữa mình với quân đội Trung Quốc trong đơn xin thị thực và trong các cuộc phỏng vấn với các đặc vụ liên bang.

Guan bị bắt sau khi ném một ổ cứng đã bị làm hỏng vào thùng rác bên ngoài ngôi nhà của y tại Alhambra, bang California. Cơ quan điều tra nghi ngờ người này tiêu hủy bằng chứng điều tra. Guan sẽ bị truy tố vào ngày 17.9 với mức án tối đa cho tội tiêu hủy bằng chứng là 20 năm tù.

Vụ thứ hai liên quan đến nhà nghiên cứu Haizhou Hu (34 tuổi) tại Đại học Virginia. Theo thông báo của Bộ tư pháp Mỹ, Hu bị cáo buộc truy cập máy tính khi chưa được phép, vượt thẩm quyền để lấy thông tin từ máy tính được bảo vệ và đánh cắp bí mật thương mại".

Vụ bắt giữ diễn ra hôm 25.8 vừa qua tại Sân bay Quốc tế O'Hare của Chicago sau khi các nhà điều tra tiến hành rà soát và phát hiện công dân Trung Quốc sở hữu mã phần mềm mô phỏng nghiên cứu trong khi anh ta không được phép sở hữu chúng.

Mỹ tháng trước bắt nhà khoa học Trung Quốc Tang Juan (37 tuổi), làm việc tại Đại học California-Davis, bang California. FBI cáo buộc Tang đã che giấu vai trò trong quân đội Trung Quốc khi nộp đơn xin thị thực hồi tháng 10 năm ngoái để tới làm việc tại đại học California và tiếp tục khai man với FBI vài tháng sau. Tang cũng được cho là ẩn náu trong Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco trong vài tuần trước khi bị bắt.

Một nguời Trung Quốc khác, Li Chen, 47 tuổi, hôm 30.7 đã nhận tội âm mưu đánh cắp bí mật thương mại và lừa đảo trong thời gian làm việc với vai trò nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Quốc gia Mỹ. Chen bị cáo buộc đánh cắp bí mật thương mại từ viện nghiên cứu của Mỹ và chuyển chúng về Trung Quốc sau khi nhận được các khoản chi trả từ chính quyền Trung Quốc.

FBI hồi tháng 5 đã bắt giữ nhà nghiên cứu gốc Trung Quốc Qing Wang làm việc tại bệnh viện Cleveland Clinic ở bang Ohio với cáo buộc gian lận 3,6 triệu USD tiền trợ cấp liên bang. Ông Wang đã nhận tiền từ Viện Y tế Quốc gia Mỹ mà không khai báo việc cùng lúc đó làm Trưởng khoa tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hàng Châu, Trung Quốc.

Được biết, Giám đốc Cục Điều tra liên bang (FBI) Christopher Wray hồi tháng 6 đã đưa ra tuyên bố Bắc Kinh là mối đe dọa lớn nhất đối với Mỹ, tiết lộ rằng FBI đang tiến hành hơn 2.000 cuộc điều tra liên quan tới Trung Quốc.

Người đứng đầu Cục Điều tra liên bang Mỹ khẳng định chiến dịch “gián điệp kinh tế” của Trung Quốc không chỉ dựa vào cách truyền thống qua các quan chức chính phủ, mà còn dựa trên những “người thu thập thông tin phi truyền thống”, như các “doanh nhân, nhà khoa học cấp cao, học giả cấp cao”. Chính quyền Bắc Kinh khuyến khích những người này lấy cắp những thông tin nhạy cảm, các công nghệ và sáng tạo mới của Mỹ để mang về Trung Quốc.

FBI trong năm nay đã truy tố nhiều học giả và giáo sư liên quan tới chương trình "Ngàn nhân tài" của Trung Quốcvốntài trợ cho các nhà khoa học để khuyến khích mối quan hệ của họ với chính quyền Bắc Kinh. Chương trình này từ lâu đã được giới chức Mỹ coi là âm mưu của Trung Quốc trong việc cài người truy cập công nghệ nước ngoài hoặc lấy cắp các dữ liệu có giá trị.

Bên cạnh đó, theo đánh giá về các thông cáo báo chí từ Bộ Tư pháp Mỹ, số cáo trạng liên quan đến sự thâm nhập của Trung Quốc mà cơ quan này đưa ra kể từ năm 2019 nhiều hơn hẳn so với toàn bộ 8 năm tại vị của chính quyền ông Obama.

Bộ Tư pháp Mỹ đang nỗ lực hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc trong các trường đại học Mỹ, một phần từđường lối cứng rắn của chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với Bắc Kinh trong bối cảnh Washington đang kiểm tra gắt gao những vụgián điệp kinh tế, trộm cắp tài sản trí tuệ, và gần đây nhất là sự “thiếu minh bạch” ủa Trung Quốc về đại dịch COVID-19.

Hoàng Vũ (theo Reuters, Sputnik)
Bài liên quan
Hai chủ tịch ủy ban Thượng viện hy vọng TikTok tiếp tục hoạt động ở Mỹ dưới thời chủ sở hữu mới
Hai thượng nghị sĩ hàng đầu hy vọng TikTok sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh ở Mỹ dưới thời chủ sở hữu mới khi Thượng viện chuẩn bị bỏ phiếu về dự luật yêu cầu ByteDance (tập đoàn Trung Quốc sở hữu TikTok) phải thoái vốn khỏi ứng dụng video ngắn phổ biến này ở Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu phải báo cáo tình hình chuyển đổi số, kinh tế số một cách trung thực
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương đánh giá tình hình triển khai công tác chuyển đổi số quốc gia với trọng tâm là phát triển kinh tế số trên tinh thần khách quan, trung thực, có số liệu cụ thể về kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế...
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ bắt liên tiếp 2 nhà nghiên cứu Trung Quốc vì đánh cắp bí mật thương mại