Sau khi rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), ngày 11.3 Lầu Năm Góc tuyên bố Mỹ đang bắt đầu sản xuất các bộ phận cho những hệ thống tên lửa hành trình phóng từ mặt đất mới.

Mỹ chế tạo hệ thống tên lửa hành trình mới

12/03/2019, 10:56

Sau khi rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), ngày 11.3 Lầu Năm Góc tuyên bố Mỹ đang bắt đầu sản xuất các bộ phận cho những hệ thống tên lửa hành trình phóng từ mặt đất mới.

Một tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ - Ảnh: Internet

Hồi tháng 2, Mỹ tuyên bố sẽ rút khỏi Hiệp ước INF trong 6 tháng trừ khi Moscow kết thúc những gì Washington nói là vi phạm hiệp ước năm 1987.

Đáp lại, Nga tuyên bố đình chỉ hiệp ước này và Moscow phủ nhận vi phạm INF, buộc Washington đã phá vỡ chính hiệp định này. Mỹ bác bỏ cáo buộc này của Moscow.

"Chúng tôi sẽ bắt đầu các hoạt động chế tạo các bộ phận để hỗ trợ thử nghiệm phát triển các hệ thống này, hoạt động này cho đến ngày 2.2 là không phù hợp với nghĩa vụ của chúng tôi theo Hiệp ước", Trung tá Michelle Baldanza, Phát ngôn viên Lầu Năm Góc cho biết.

"Nghiên cứu và phát triển này được thiết kế để có thể đảo ngược, nếu Nga trở lại tuân thủ đầy đủ và có thể kiểm chứng trước khi chúng tôi rút khỏi Hiệp ước vào tháng 8.2019", ông Balzaza nói thêm.

Lầu Năm Góc cho biết thêm rằng loại tên lửa hành trình mới sẽ không phải là một tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Theo Hiệp ước INF, Nga và Mỹ đồng ý bỏ phát triển các tên lửa đất đối đất có phạm vi tác chiến từ 500 đến 5.500km. Mỹ cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước này vì loại tên lửa hành trình mới của họ là Novator 9M729 có tầm bắn được cho là hơn 500km.

Phát biểu tại một hội nghị ở Washington, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov đã bác bỏ các cáo buộc rằng tên lửa Novator 9M729 đã vi phạm hiệp ước INF.

Frank Rose, cựu trợ lý bộ trưởng ngoại giao Mỹ về kiểm soát vũ khí tại cơ quan cố vấn của Viện Brookings, Washington, cho rằng thông báo của Lầu Năm Góc có thể được đưa ra nhằm gây áp lực buộc Nga phải quay lại tuân thủ hiệp ước.

"Một dự đoán tốt nhất của tôi là đó là tín hiệu chính trị nhằm cho thấy Mỹ rõ ràng nghiêm túc về việc tiến lên với việc phát triển một GLCM (tên lửa hành trình phóng từ mặt đất) mới trừ khi Nga trở lại tuân thủ hiệp ước", ông Rose nói.

Liên Hợp Quốc đã kêu gọi Mỹ và Nga tuân thủ hiệp ước INF, cho rằng việc bỏ hiệp ước này sẽ khiến thế giới mất an ninh hơn.

Ái Vi (theo Reuters)

Bài liên quan
Quan chức Nga - Mỹ sắp gặp lại nhau trong 2 tuần tới
Hãng RIA dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 22.2 tiết lộ một cuộc gặp nữa giữa quan chức nước này với đại diện phía Mỹ được lên kế hoạch tổ chức vào 2 tuần tới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
EU từ bỏ mục tiêu giảm thuốc trừ sâu, nông sản Việt 'dễ thở'
Liên minh châu Âu (EU) chính thức từ bỏ kế hoạch gây tranh cãi về việc cắt giảm thuốc trừ sâu, theo xác nhận từ Ủy viên Nông nghiệp Christophe Hansen.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ chế tạo hệ thống tên lửa hành trình mới