Reuters dẫn nguồn thạo tin tiết lộ một trong những điều kiện mà Mỹ đưa ra để đạt thỏa thuận thương mại là phải cho họ thường xuyên kiểm tra quá trình Trung Quốc thực hiện những cải cách kinh tế như cam kết, và nếu Trung Quốc vi phạm thì vấn đề thuế quan sẽ lại được sử dụng.

Mỹ đòi giám sát Trung Quốc cải cách kinh tế

Nguyễn Cẩm Bình- 0901321282- 060113793980 | 19/01/2019, 11:06

Reuters dẫn nguồn thạo tin tiết lộ một trong những điều kiện mà Mỹ đưa ra để đạt thỏa thuận thương mại là phải cho họ thường xuyên kiểm tra quá trình Trung Quốc thực hiện những cải cách kinh tế như cam kết, và nếu Trung Quốc vi phạm thì vấn đề thuế quan sẽ lại được sử dụng.

Theo cácnguồn tin, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer từng đặt vấn đề phải xác minh chuyện tuân thủ thỏa thuận thương mại. Kiểm tra thường xuyên là giải pháp tiềm năng có thể đáp ứng đề xuất này.

Một trong 3nguồn tin cho biết phía Bắc Kinh không hứng thú với chuyện để Washington kiểm tra. May mắn là đề xuất không làm trật hướng đàm phán.Một nguồn tin khác cũng khẳng định Mỹ muốn tiến hành “đánh giá định kỳ”, nhưng không rõ mức độ thường xuyên của những đợt kiểm tra.

“Đây giống như sự sỉ nhục. Tuy vậy có lẽ hai bên có thể tìm ra cách giữ thể diện cho chính quyền Trung Quốc”, theo nguồn tin.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump áp đặt nhiều mức thuế với hàng nhập khẩu nhằm gây sức ép buộc Trung Quốc đáp ứng một loạt yêu cầu về bảo vệ sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trợ cấp nhiều ngành công nghiệp cùng rào cản thương mại.

Reuters đánh giá việc đặt điều kiện giám sát- chuyện bất thường trong đàm phán thương mại- càng cho thấy hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ngờ vực lẫn nhau.

Phó chủ tịch Thương hội Mỹ tại Trung Quốc (USCBC) Erin Ennis cho rằng thường xuyên kiểm tra là việc phải làm và cần dựa trên những tiêu chuẩn rõ ràng.“Nếu Trung Quốc thể hiện họ tuân thủ đúng thì đây cũng trở thành biện pháp xây dựng lòng tin song phương”, theo Phó chủ tịch Ennis.

Chính quyền Trump nhiều lần cáo buộc Trung Quốc “nuốt lời”. Ví dụ tiêu biểu nhất là trường hợp nhiều nhà cung cấp dịch vụ thanh toán nước ngoài đến nay vẫn gặp khó khi hoạt động thị trường châu Á này, mặc dù từng bị Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ra phán quyết xác định có phân biệt đối xử với các đơn vị này vào năm 2012.

Mỹ - Trung hiện vẫn đang tiến hành đàm phán. Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc chuẩn bị dẫn phái đoàn sang Washington làm việc trong cuối tháng 1 này.

Cẩm Bình (theo Reuters)
Bài liên quan
Ông Biden ký luật cấm TikTok, các công ty Mỹ có thể trở thành mục tiêu trả đũa của Trung Quốc
Sau khi Tổng thống Joe Biden ký ban hành luật có thể loại TikTok khỏi thị trường Mỹ, Trung Quốc phải quyết định cách tốt nhất để trả đũa việc công ty đáng giá nhất của mình bị tấn công.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ đòi giám sát Trung Quốc cải cách kinh tế