Mỹ lên tiếng mạnh mẽ yêu cầu Liên minh châu Âu (EU) hỗ trợ Washington ngăn chặn Trung Quốc xây dựng và quân sự hóa các đảo ở biển Đông trong lúc Trung Quốc vừa có cuộc tập trận quy mô lớn tại đây và không loại trừ khả năng thiết lập khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ).

Mỹ kêu gọi EU giúp sức ngăn Trung Quốc khoe cơ bắp ở biển Đông

Một Thế Giới | 31/07/2015, 07:16

Mỹ lên tiếng mạnh mẽ yêu cầu Liên minh châu Âu (EU) hỗ trợ Washington ngăn chặn Trung Quốc xây dựng và quân sự hóa các đảo ở biển Đông trong lúc Trung Quốc vừa có cuộc tập trận quy mô lớn tại đây và không loại trừ khả năng thiết lập khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ).

Mỹ kêu gọi EU giúp sức

Theo Reuters ngày 30-7, Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Amy Searight phụ trách khu vực Nam và Đông Nam Á cho biết, Washington hoan nghênh EU kêu gọi một giải pháp hòa bình các tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông và tôn trọng luật pháp quốc tế. Hiện EU “phần nào có khác biệt về phương pháp tiếp cận” khi không hưởng ứng lời kêu gọi của Washington đòi Trung Quốc ngừng các hoạt động làm gia tăng căng thẳng ở biển Đông.

Bà Searight khẳng định “nếu EU thiên về cách tiếp cận của Mỹ, ví dụ trong ý tưởng về việc ngừng khai hoang và ngừng quân sự hóa các đảo ở biển Đông, sẽ rất hữu ích”. Phát biểu này được đưa ra tại cuộc hội thảo về chính sách của Mỹ và EU với Đông Á diễn ra ở Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tại Washington.

Cũng tại cuộc hội thảo này, ông Michael Fuchs, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á cho biết, để giảm thiểu nguy cơ xung đột ở biển Đông “cần nói thẳng ra những vấn đề mà chúng ta thấy quan ngại”. Ông David O’Sullivan, Đại sứ EU tại Washington, nhận định EU và Mỹ có mục tiêu rất giống nhau nhưng việc tham gia lên tiếng đôi khi “phản tác dụng”. Ông O’Sullivan nói EU lo ngại về an ninh ở Đông Á và không muốn chạy đua vũ trang trong khu vực.

Trung Quốc lộ rõ ý đ quân sự biển Đông

Theo trang mạng Interpreter, ngày càng thấy rõ rằng Trung Quốc có ý định sử dụng các đảo do họ xây dựng trái phép ở biển Đông vào các mục đích quân sự. Trang mạng này dẫn lời Đô đốc Harry Harris, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ mô tả các đảo mới được tạo ra ở biển Đông đang là “tiền đồn quân sự của Trung Quốc”. Bắc Kinh không phủ nhận rằng họ sẽ sử dụng các tiền đồn này vào mục đích quân sự nhưng nhấn mạnh đến các dịch vụ hàng hải cũng như tìm kiếm cứu nạn, phòng chống thiên tai và quan sát khí tượng.

Theo các chuyên gia Mỹ, các “tiền đồn” trong chuỗi đảo mới được Trung Quốc xây dựng chắc chắn sẽ được trang bị hệ thống radar và thiết bị điện tử thu nhận thông tin tình báo, giám sát và trinh sát. Các đường băng mới được xây dựng trên đảo Đá Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) có khả năng tiếp nhận tất cả máy bay của Trung Quốc. Thậm chí, nơi đây còn đang xây dựng để có thể đón cả máy bay ném bom B-52 và đủ lớn để phóng các tàu vũ trụ.

Cũng theo các chuyên gia, trước mắt, Trung Quốc sẽ đưa các máy bay giám sát, cảnh báo sớm trên không, máy bay không người lái, máy bay vận tải, máy bay tiếp dầu và sau đó là máy bay chiến đấu tới đây. Tùy thuộc vào những nền tảng và hệ thống được triển khai trên các “tiền đồn” này, Trung Quốc có khả năng giám sát hầu hết biển Đông 24/24. Và điều này đủ để Trung Quốc tuyên bố một phần khu vực ADIZ hoặc tất cả các khu vực trong phạm vi yêu sách “đường chín đoạn” của Bắc Kinh.

Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, cũng cho rằng việc xây dựng đảo chỉ là khởi đầu, bước tiếp theo đối với Trung Quốc sẽ là quân sự hóa các đảo này và tuyên bố ADIZ ở biển Đông.

Tại một cuộc điều trần về vai trò an ninh của Mỹ ở biển Đông mới đây, giáo sư Andrew Erickson, Đại học chiến tranh hàng hải Mỹ, cho biết ông tin rằng Trung Quốc sẽ thông báo thiết lập ADIZ trong vòng hai năm nữa. Theo ông Erickson, quan trọng là Mỹ sẽ làm gì với quyết định này của Trung Quốc.

Thụy Vũ/ Theo SGGP

Bài liên quan
'Kirin 9010 trong Huawei Pura 70 cho thấy hoạt động sản xuất chip của Trung Quốc bị chậm lại'
Một phân tích chi tiết cho thấy smartphone Huawei Pura 70 sử dụng linh kiện của nhiều nhà cung cấp Trung Quốc hơn Mate 60, gồm cả chip nhớ flash mới và bộ xử lý cải tiến. Điều này chỉ ra những tiến bộ mà Trung Quốc đang đạt được trong việc tự chủ công nghệ, song trang iFixit cho rằng hoạt động sản xuất chip của nước này đang bị chậm lại.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị bàn việc phát triển vùng đồng bằng sông Hồng
42 phút trước Sự kiện
Sáng 9.5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Điều phối vùng đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của hội đồng để công bố Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ kêu gọi EU giúp sức ngăn Trung Quốc khoe cơ bắp ở biển Đông