Mỹ một lần nữa là thành viên G20 duy nhất từ chối ký phần nội dung về biến đổi khí hậu của tuyên bố chung đưa ra cuối hội nghị thượng đỉnh tại Osaka (Nhật Bản).

Mỹ không ký tuyên bố chung G20 về biến đổi khí hậu

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 30/06/2019, 09:53

Mỹ một lần nữa là thành viên G20 duy nhất từ chối ký phần nội dung về biến đổi khí hậu của tuyên bố chung đưa ra cuối hội nghị thượng đỉnh tại Osaka (Nhật Bản).

Thủ tướng Đức Angela Merkel mô tả đây là tuyên bố “19+1” giống với tình huống xảy ra ở các lần hội nghị trước kể từ khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận khí hậu Paris.

Tuyên bố chung hội nghị thượng đỉnh G20 Osaka viết: “Các bên ký kết thỏa thuận khí hậu Paris khẳng định cam kết tuân thủ đầy đủ, phản ánh trách nhiệm chung nhưng khác biệt tùy vào năng lực lẫn tình hình cụ thể từng quốc gia”.

Dù cho biết Mỹ nhắc lại quyết định rút khỏi vì thỏa thuận Paris gây bất lợi cho người lao động cũng như người dân nộp thuế nước họ, nhưng tuyên bố chung cũng khen ngợi thành tựu giới chức Mỹđạt được trong cắt giảm khí thải lẫn công nghệ gây ô nhiễm liên quan.

Theo Vụ trưởng Vụ Kinh tế quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Tiểu Long, phải đến “phút chót” các nhà lãnh đạo mới thống nhất tuyên bố chung. Biến đổi khí hậu là vấn đề đạt đồng thuận cuối cùng.

Thủ tướng Anh Theresa May đánh giá ra được tuyên bố chung (dù chỉ có 19 thành viên G20) sau hội nghị là điều quan trọng. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chỉ trích Mỹ cố làm ngơ cam kết đối phó biến đổi khí hậu.

Thủ tướng Đức gọi đây là tuyên bố “19+1” - Ảnh: SCMP

Một điểm đáng chú ý nữa là việc Mỹ thành công vận động những thành viên khác không đề cập đến chủ nghĩa đơn phương trong tuyên bố.

Tham dự hội nghị G20, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tập trung nhấn mạnh quan điểm cùng nhau giữ vững chủ nghĩa đa phương, chống lại chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ.

Tuy nhiên giữa các nhà lãnh đạo còn lại có ý kiến khác nhau, dẫn đến tuyên bố chung chỉ xác định cần duy trì môi trường thương mại tự do,ổn định, minh bạch, không phân biệt đối xử, đồng thời hối thúc cải cách Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Các nhà lãnh đạo cũng tán thành “Nguyên tắc G20 cho Đầu tư cơ sở hạ tầng chất lượng” – văn kiện được cho là biện pháp nhắm vào sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

Cẩm Bình (theo SCMP)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ không ký tuyên bố chung G20 về biến đổi khí hậu