Báo The Wall Street Journal (WSJ) ngày 22.3 đưa tin Mỹ tố Triều Tiên chủ mưu cướp tiền Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ở New York hồi năm 2016.

Mỹ tố Triều Tiên chủ mưu cướp tiền Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ

Trần Trí | 23/03/2017, 15:55

Báo The Wall Street Journal (WSJ) ngày 22.3 đưa tin Mỹ tố Triều Tiên chủ mưu cướp tiền Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ở New York hồi năm 2016.

Theo nguồn tin giấu tên của WSJ, ngành công tố Mỹ đang lập hồ sơ tố cáo vụ cướp ngân hàng lớn nhất thời hiện đại này, khi 81 triệu USD trong tài khoản của chính phủ Bangladesh ở Fedbị trộm. Nguồn tin nói rằnghồ sơ truy tố nếu trình tòa sẽ hướng vào các tay trung gian Trung Quốc đã giúp CHDCND Triều Tiên tổ chức vụ trộm. Hồ sơ có thể không cáo buộc người Triều Tiên, nhưng có thể quycho Triều Tiên dính líu đến vụ việc.

Ngân hàng Trung ương Bangladesh là một trong các tổ chức nước ngoài - gồm các chính phủ và các ngân hàng trung ương - giữ tiền ở chi nhánh Fedở New York, cho phép họ chi trả bằng đồng USD.

Sự táo tợn và tầm cỡ vụ cướp ngân hàng này đã gây sốc cho hệ thống chuyển tiền toàn cầu. Vào dịp cuối tuần thứ hai của tháng 2.2016, tin tặcđã dùng mã tiếp cận hệ thống tin nhắn liên ngân hàng SWIFT của Ngân hàng Trung ương Bangladeshđể chuyển 81 triệu USD từ tài khoản này ở Fed tại New York đến 4 tài khoản ngân hàng ở Philippines.

Hồi tháng 11.2016, chính quyền Philippines đã hoàn trả 15 triệu USD trong số tiền bị trộm, sau khi chủ một sòng bạcTrung Quốc ở Philippines nộp số tiền này cho chính quyền. Gần 60 triệu USD được chi cho 2 sòng bạckhác cùng một tay cò sòng bạcở Manila, nhưng Hội đồng chống rửa tiền Philippines nói họ không thể lần theo dấu vết của chúng.

Bọn trộm cũng chuyển 20 triệu USD đến tài khoản của Shalika Foundation, một tổ chức phi vụ lợi mới lập ở Sri Lanka. Vụ chuyển khoản này đã bị chặnsau khi một quan chức ngân hàng ở đảo quốc này lưu ý rằng tên của người nhận bị bọn tin tặc đánh sai từ Shalika Foundation thành Shalika Fandation.

Ngân hàng Sri Lanka báo cáo vụ bất thường này lên Ngân hàng Trung ương Sri Lanka theo đúng luật chống rửa tiền. Sau đó, số tiền này được chuyển về quỹ dự trữ ngoại tệ của Bangladesh ở FedNew York.

Nỗ lực lập hồ sơ truy tố cấp liên bang của ngành công tố Mỹ phản ánh một quyết định của Bộ Tư pháp Mỹ là phù hợp với quan điểm của vài nhà nghiên cứu an ninh tư nhân: vụ trộm ở Fed liên quan vụ tin tặc tấn công địa chỉ mạng của hãng phim Sony Pictures Entertainment hồi năm 2014. Các nhà nghiên cứu an ninh tư nhân đã lần dấu vết vụ trộm ở Fedđến một nhóm tin tặc có tên Lazarus. Họ nói Lazarus cũng đứng sau vụ Sony Pictures.

Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã buộc tội Triều Tiên là chủ mưu trong vụ Sony Pictures, vạch trần những e-mail gây bối rối và buộc Sony Pictures phải rút một bộ phim hài mang nội dung ám sát lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-unkhỏi các rạp chiếu.

Ngành công tố Mỹ và đặc vụ FBI ở Los Angeles và Manhattan đều điều tra vụ trộm ở Fed, nhưng Los Angeles nắm vai trò chỉ huy trong năm 2016, vì các nhà điều tra kết nối mã sử dụng trong vụ cướp tiền ở Fed với vụ tấn công địa chỉ mạng của Sony Pictures.

Theo người biết chuyện, các nhà điều tra liên bang đang chú ý những doanh nghiệp hoặc cá thể Trung Quốc. Bộ Tài chính Mỹ đang tính chuyện trừng phạt những “trung gian” này, và đó là một biện pháp mà chính phủ Mỹ sử dụng ngày càng nhiềuđể truy bắt những kẻ vi phạm pháp luật.

Nếu các tay “trung gian” giúp thực hiện vụ trộm ở Fed, thì cũng giống cách đã áp dụng hồi tháng 9.2016, đối với nữ doanh nhân Trung Quốc Ma Xiaohong. Công ty của bà này cũng bị tố cáo giúp Triều Tiên và các công ty Triều Tiên “lách” lệnh cấm vận của Bộ Tư pháp Mỹ nhằm chuyển hàng trăm triệu USD và nguyên liệu thô về nước, để Bình Nhưỡng tiến hành chương trình vũ khí hạt nhân.

Đoàn ngoại giao Triều Tiên ở Liên Hợp Quốcvà Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington từ chối bình luận về vụ việc.

Sau vụ trộm ở Fed, SWIFT (Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính thế giới, đặt trụ sở ở Brussels) nói rằnghệ thống máy chủ của họ không bị xâm nhập. Nhưng SWIFT tiết lộ nhiều ngân hàng thân chủ cũng bị tấn công mạng. Họ khuyến cáo khách hàng cải thiện an ninh mạng và tăng cường an ninh cho máy chủ.

Kim Hương (theo The Wall Street Journal)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền
4 giờ trước Sự kiện
Ngày 14.5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký các quyết định kỷ luật Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ tố Triều Tiên chủ mưu cướp tiền Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ