Hãng Reuters đưa tin vào ngày 27.1, lần lượt Mỹ và các đồng minh châu Âu chủ chốt lên tiếng bác bỏ khả năng triển khai lực lượng đến Ukraine. Nga cũng cảnh báo làm vậy chắc chắn dẫn đến xung đột giữa nước này với NATO.
Chuyển động

Mỹ và đồng minh bác bỏ khả năng triển khai lực lượng đến Ukraine

Cẩm Bình 28/02/2024 09:14

Hãng Reuters đưa tin vào ngày 27.1, lần lượt Mỹ và các đồng minh châu Âu chủ chốt lên tiếng bác bỏ khả năng triển khai lực lượng đến Ukraine. Nga cũng cảnh báo làm vậy chắc chắn dẫn đến xung đột giữa nước này với NATO.

Phát biểu sau cuộc họp của giới lãnh đạo châu Âu một ngày trước đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố để ngỏ khả năng phương Tây gửi quân ra chiến trường để ngăn Nga giành chiến thắng. Tuy nhiên tuyên bố lại không được loạt quốc gia có sức ảnh hưởng lớn là Đức, Anh, Tây Ban Nha, Ba Lan, Cộng hòa Czech hưởng ứng.

my.jpg
Phương Tây chưa đạt đồng thuận về ý tưởng triển khai lực lượng đến Ukraine - Ảnh: Reuters

Thủ tướng Đức Olaf Scholz khẳng định: “Các nước châu Âu hay thành viên NATO sẽ không gửi bất cứ binh sĩ nào đến Ukraine”. Ông cho biết giới lãnh đạo lục địa hiện chỉ sẵn lòng mua vũ khí từ quốc gia ngoài châu Âu để tăng tốc viện trợ quân sự cho Kyiv. Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cũng nói thẳng nước này bác bỏ khả năng triển khai lực lượng.

Nhà Trắng nhắc lại rằng Mỹ không có kế hoạch đưa quân đến Ukraine tham chiến, thay vào đó chính quyền Tổng thống Joe Biden hối thúc quốc hội phê chuẩn dự luật viện trợ mới.

Mỹ là nước viện trợ quân sự số một của Ukraine, đứng thứ hai là Đức. Lâu nay hai nước luôn cực kỳ cảnh giác với bất cứ động thái nào có thể khiến NATO - Nga đối đầu quân sự trực tiếp.

Thủ tướng Slovakia Robert Fico mới đây cũng tiết lộ trong khi nước này quyết không bao giờ triển khai lực lượng đến Ukraine, một số thành viên Liên minh châu Âu (EU) và NATO khác lại cân nhắc làm vậy theo hiệp định song phương. Quốc gia có hiệp ước an ninh với Kyiv là Pháp, Đan Mạch, Ý, Canada.

Phía Điện Kremlin đánh giá tuyên bố để ngỏ khả năng triển khai lực lượng từ Tổng thống Macron là diễn biến mới đáng chú ý, đồng thời cảnh báo hiện diện của quân đội phương Tây trên lãnh thổ Ukraine chắc chắc dẫn đến xung đột giữa nước này với NATO. Cố vấn văn phòng tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak thì lại tỏ ý hoan nghênh.

Về phía Pháp, Ngoại trưởng Stephane Sejourne giải thích rằng Tổng thống Macron chỉ có ý điều quân đến Ukraine thực hiện nhiệm vụ như rà phá bom mìn, sản xuất vũ khí tại chỗ, phòng thủ mạng chứ không tham chiến.

Bài liên quan
Cựu Tổng thống Mỹ Trump dẫn trước ông Biden trong khảo sát mới
Theo khảo sát mới do đài CNN dùng nền tảng SRSS thực hiện, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục dẫn trước đương kim Tổng thống Joe Biden về tỷ lệ ủng hộ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
8 giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ và đồng minh bác bỏ khả năng triển khai lực lượng đến Ukraine