Mỹ sẽ liên kết với các đồng minh như Nhật Bản và Liên minh châu Âu để tìm cách đối phó với Trung Quốc.

Mỹ và nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Hoàng Vũ | 19/12/2022, 15:27

Mỹ sẽ liên kết với các đồng minh như Nhật Bản và Liên minh châu Âu để tìm cách đối phó với Trung Quốc.

Theo Nikkei, Mỹ đã đưa các chính sách mới hướng tới mục tiêu kiềm tỏa Trung Quốc vào Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng, dự kiến sẽ sớm được Tổng thống Joe Biden ký thành luật.

Một nhóm chuyên gia, chủ yếu đến từ Hội đồng An ninh Quốc gia và Hội đồng Kinh tế Quốc gia Mỹ, sẽ được thành lập trong 6 tháng kể từ khi đạo luật có hiệu lực. Nhóm liên ngành này chịu trách nhiệm vạch ra một chiến lược thông qua các cuộc đàm phán với các đối tác như Nhật Bản và EU. Nhóm sẽ lập báo cáo và cập nhật chiến lược hàng năm khi theo dõi các hành động của Trung Quốc.

Trung Quốc đã tăng thuế và hạn chế nhập khẩu rượu vang, than đá cùng các sản phẩm khác của Úc sau khi quan hệ song phương trở nên xấu đi, một phần do Canberra dẫn đầu lời kêu gọi điều tra quốc tế về nguồn gốc của COVID-19. Bắc Kinh cũng hạn chế nhập khẩu từ Lithuania (Litva) sau khi quốc gia vùng Baltic này củng cố quan hệ với Đài Loan – hòn đảo tự trị vốn được Bắc Kinh coi là một phần lãnh thổ “không thể tách rời”.

biden-vs-xi.jpg
Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng mới của Mỹ có mục tiêu kiềm tỏa ảnh hưởng của Trung Quốc - Ảnh: CNN

Nhiều năm trước, Trung Quốc cũng đã ngừng vận chuyển khoáng sản đất hiếm đến Nhật Bản. Động thái đó được nhiều người coi là sự trả đũa sau khi Tokyo bắt giữ thuyền trưởng của tàu đánh cá Trung Quốc sau va chạm với các tàu tuần tra của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản vào năm 2010 gần quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) vốn đang tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc.

Hợp tác giữa các quốc gia cùng chung chí hướng được coi là một cách hiệu quả để giúp Mỹ đối phó với Trung Quốc. Ngoài ra, làm nổi bật cách tiếp cận đa phương có thể giúp Washington đến gần hơn các quốc gia đang chịu nhiều ảnh hưởng của Trung Quốc, chẳng hạn như khu vực Đông Nam Á.

Tác động của các chính sách kinh tế Trung Quốc đối với ngành công nghiệp Mỹ cũng sẽ là chủ đề mà nhóm chuyên gia hội đồng an ninh và kinh tế Mỹ cần quan tâm trong Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng mới. Các doanh nghiệp ở Mỹ đã lập luận rằng chính sách của Washington đối với Trung Quốc khiến họ gặp bất lợi.

Mỹ đã đi đầu trong việc cấm hoặc hạn chế xuất khẩu công nghệ và thiết bị bán dẫn tiên tiến sang Trung Quốc - bắt đầu từ tháng 10 - làm dấy lên lo lắng các công ty Mỹ đang đánh mất cơ hội vào tay đối thủ Nhật Bản và Hà Lan.

Do đó, có nhiều hy vọng rằng việc tạo ra một diễn đàn để tranh luận thường xuyên về các chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hành động phối hợp với các đồng minh. Đức và Nhật Bản, vốn có quan hệ kinh tế sâu sắc với Trung Quốc, có thể phải đối mặt với nhiều áp lực hơn trong nỗ lực kiềm tỏa Bắc Kinh.

Cuộc chiến tại Ukraine đã khiến Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản ban hành các biện pháp trừng phạt chống lại Nga trong một số lĩnh vực như năng lượng. Động thái này được coi là một trong những lý do khiến Moscow gặp khó khăn khi xung đột kéo dài. Việc ban hành chế tài kinh tế được cho là có tác động về mặt an ninh quốc gia.

Bài liên quan
Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ sẽ không cho công chức liên bang làm việc từ xa
Đài CNN cho biết Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ (DOGE) do tỷ phú Elon Musk cùng doanh nhân Vivek Ramaswamy lãnh đạo dự kiến thúc đẩy chấm dứt hình thức làm việc từ xa với tất cả cơ quan liên bang nhằm cắt giảm công chức.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ và nỗ lực tìm kiếm đồng minh