Theo phân tích của bà Vân, đến  năm 2017, ước lượng số người nhiễm HIV của TP.HCM là trên 51.000 người. Nếu thực hiện mục tiêu  đưa  90% người nhiễm HIV vào điều trị ARV thì sẽ có khoảng trên 46.000 người nhiễm HIV được điều trị ARV. Như vậy, thành phố phải dung nạp thêm gần 15.000 người nhiễm HIV nữa vào điều trị ARV. 

Năm 2017, số người nhiễm HIV ở TP.HCM đủ lấp đầy 2 sân Thống Nhất

Một Thế Giới | 15/10/2015, 11:00

Theo phân tích của bà Vân, đến  năm 2017, ước lượng số người nhiễm HIV của TP.HCM là trên 51.000 người. Nếu thực hiện mục tiêu  đưa  90% người nhiễm HIV vào điều trị ARV thì sẽ có khoảng trên 46.000 người nhiễm HIV được điều trị ARV. Như vậy, thành phố phải dung nạp thêm gần 15.000 người nhiễm HIV nữa vào điều trị ARV. 

 Coi HIV là bệnh mạn tính
Theo bác sĩ Tiêu Thị Thu Vân - Chánh văn phòng Ủy ban Phòng chống AIDS TP.HCM, để thực hiện mục tiêu 90-90-90 (90% người nhiễm HIV được điều trị ARV, 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng của mình, 90% người nhiễm điều trị ARV có tải lượng HIV dưới 1.000copy/ml) là điều cực kỳ khó khăn. Thực tế là hiện nay các cơ sở điều trị ARV cho người nhiễm HIV đang quá tải.
Hiện nay TP.HCM có hơn 25.000 người mắc HIV đang điều trị ARV tại 31 cơ sở đang bị quá tải. Nếu dung nạp được 90% người nhiễm HIV vào điều trị ARV thì các cơ sở điều trị ARV hiện nay sẽ không thể nào đáp ứng nổi. 
Theo phân tích của bà Vân, đến  năm 2017, ước lượng số người nhiễm HIV của TP.HCM là trên 51.000 người (gấp đôi sức chứa của sân Thống Nhất). Nếu thực hiện mục tiêu  đưa  90% người nhiễm HIV vào điều trị ARV thì sẽ có khoảng trên 46.000 người nhiễm HIV được điều trị ARV. Như vậy, thành phố phải dung nạp thêm gần 15.000 người nhiễm HIV nữa vào điều trị ARV. 
“Với một số lượng lớn người nhiễm HIV được dung nạp thêm vào điều trị ARV, chắc chắn các cơ sở điều trị ARV hiện nay sẽ không thể nào đáp ứng, nếu các bệnh viện đa khoa không tham gia vào điều trị người nhiễm HIV. Do đó, bắt đầu từ năm 2016, các bệnh nhân nhiễm HIV sẽ được đưa vào điều trị tại các bệnh viện đa khoa quận huyện và thành phố, các cơ sở y tế tư nhân, khu vực trại giam, trung tâm 06…”, bà Vân cho biết.
Để đưa người nhiễm HIV vào các bệnh viện đa khoa điều trị, nhiều chuyên gia cho rằng cần phải xem HIV là một thứ bệnh mạn tính, không xem đó bệnh đặc thù. Nếu coi là đặc thù sẽ tạo ra sự kỳ thị đối với người nhiễm HIV, rất khó để đưa vào điều trị tại các bệnh viện.
Nhưng một khi đã xem HIV là bệnh mạn tính, việc truyền thông, giáo dục về căn bệnh này cũng cần phải thay đổi.
Bà Vân cho biết trong thời gian tới việc thông tin giáo dục truyền thông về căn bệnh này sẽ được thay đổi. Ngoài tăng cường hệ thống thông tin, truyền thông và tổ chức chính trị xã hội các cấp cũng như đẩy mạnh phong trào toàn dân phòng chống HIV/ AIDS tại cộng đồng, Ủy ban phòng chống AIDS sẽ xây dựng các tài liệu truyền thông đa dạng với những thông điệp phù hợp. Thông điệp truyền thông đến người dân về căn bệnh này sẽ để cộng đồng hiểu rằng nó không còn là căn bệnh thế kỷ, không phải bệnh không có thuốc chữa mà chỉ là căn bệnh mạn tính.
Để việc thay đổi cách nhìn nhận bệnh nhân nhiễm HIV như là một bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, bà Vân đề nghị ngành y tế nên xem xét việc xét nghiệm HIV như xét nghiệm thường quy, đồng thời phải tập huấn cho cán bộ y tế cách trả kết quả khi phát hiện dương tính.
“Nếu xem đây là bệnh có thể kiểm soát như bệnh mạn tính thì cần nhất quán trong cách triển khai, giám bớt đặc thù, đưa dần vào hệ thống như các bệnh khác”, bà Vân nói.
 Phấn đấu 80% bệnh nhân điều trị ARV có BHYT
Ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết dù dịch bệnh HIV trên các nhóm đối tượng có nguy cơ cao (tiêm chích ma túy, mại dâm, quan hệ đồng tính nam) có giảm nhưng vẫn ở mức cao và đang có xu hướng tăng trong nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới.
Hiện nay bệnh nhân điều trị ARV và Methadone phải đóng góp một phần chi phí điều trị trong khi những bệnh nhân này đa số thuộc gia đình nghèo, khả năng chi trả cho các dịch vụ trên còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc tiếp cận điều trị, và sự tuân thủ điều trị liên tục, khó khống chế được tình trạng kháng thuốc.
Do đó, ông Hưng đề nghị cần mở rộng hơn nữa việc thực hiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho bệnh nhân nhiễm HIV. Ngoài ra, bệnh nhân nhiễm HIV cần được cung cấp ARV qua bảo hiểm y tế thay vì cho toa bệnh nhân tự mua hoặc qua bảo hiểm y tế như hiện nay.
TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết hiện nay có khoảng 30% bệnh nhân HIV điều trị ARV có bảo hiểm y tế.  Ngành y tế đang tích cực phấn đấu đến năm 2020 sẽ có khoảng 80% bệnh nhân nhiễm HIV điều trị ARV có bảo hiểm y tế.
Trong khi đó, theo Ủy ban Phòng chống AIDS TP.HCM, số người nhiễm ước tính hiện nay ở thành phố là trên 41.000 người. Như vậy, với con số trên, để đảm bảo đạt 90% người nhiễm HIV cần phát hiện, TP.HCM phải tìm kiếm và phát hiện thêm hơn 4.000 bệnh nhân nhiễm HIV.
Ông Hưng cho biết trong bối cảnh kinh tế khó khăn, để cắt giảm chi phí, Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM buộc phải cắt giảm biến chế. Dự kiến từ nay đến năm 2020 đơn vị sẽ cắt giảm 10% biên chế so với hiện tại. Do đó, nhân lực để phục vụ cho công tác phòng chống AIDS sẽ bị giảm đáng kể.
“Đây là thời điểm khó khăn, nhưng ngành y tế TP.HCM sẽ phấn đấu, nỗ lực để hoàn thành sứ mệnh mục tiêu 90-90-90 nhằm khống chế  số người nhiễm HIV và điều trị ARV, tạo tiền đề cho việc không còn người lây nhiễm HIV vào năm 2030 để chúng ta kết thúc đại dịch HIV/AIDS”, ông Hưng chia sẻ.
 Hồ Quang 

>> Xót cảnh các cô giáo không có nước để tắm 

>> Vụ cháy ở chung cư CT4A Xa La bắt nguồn từ tầng hầm để xe, hư 1 ô tô
>> Hot girl quyến rũ thiếu gia tiêu 36 tỉ/ngày, bài hát ma ám đáng sợ nhất

>> Chân dung người mẫu 9x bán dâm 3 đêm kiếm tương đương 2 tỉ

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Năm 2017, số người nhiễm HIV ở TP.HCM đủ lấp đầy 2 sân Thống Nhất