Theo thông tin của Đài Khí tượng thủy văn, trong những ngày cuối tháng 2, khu vực Sài Gòn và các tỉnh Đông Nam Bộ sẽ đón nhận đợt nắng nóng kéo dài với tia UV rất cao (độ 8 - 10). Đây là mức nguy cơ làm da bị bỏng nắng nếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời khoảng 25 phút mà không được bảo vệ.

Nam Bộ nắng nóng, nguy cơ bị bỏng và ung thư da khi ra đường

Hồ Quang | 21/02/2019, 14:57

Theo thông tin của Đài Khí tượng thủy văn, trong những ngày cuối tháng 2, khu vực Sài Gòn và các tỉnh Đông Nam Bộ sẽ đón nhận đợt nắng nóng kéo dài với tia UV rất cao (độ 8 - 10). Đây là mức nguy cơ làm da bị bỏng nắng nếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời khoảng 25 phút mà không được bảo vệ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Bích Châu (Chuyên khoa da liễu, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long) cho biết chỉ số UV ởSài Gòn và Đông Nam Bộ đang được Đài Khí tượng thủy văn cảnh báo đạt mức rất cao là 8 - 10 (mức cao nhất là 12), thời gian gây bỏng là 25 phút nếu tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời. Vì vậy, người dân ra đường trong thời gian này cần có những biện pháp bảo vệ phù hợp, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 11 giờ đến 15 giờ trong ngày.

"Trong các nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ UV (hay còn gọi là tia cực tím, tia tử ngoại, tia UV) thì các tác hại phổ biến của tia UV với làn da là làm cho làn da trở nên đen, sạm; gây nám, tàn nhang, lão hóa sớm cho da; tăng độ nhạy cảm trên da, khiến da trở nên mẫn cảm, dễ dị ứng hoặc bỏng rát da; gây ra và thúc đẩy bệnh ung thư da”, bác sĩ Châu chia sẻ.

Theo bác sĩ Châu, ngay cả khi chỉ số tia UV không quá cao, thì vẫn có khoảng 80% người đã bị lão hóa da trong khoảng 20 năm đầu đời, do không được phòng chống tác hại của tia UV đúng cách.

Trong khi đó, bác sĩ Nguyễn Viết Hậu - Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết thời tiết nắng nóng sẽ rất dễ gây ra bệnh cảm nắng.

“Cảm nắng” là từ gọi chung trong dân gian đối với tất cả các bệnh lý do thời tiết nắng nóng gây ra như: phù do nhiệt, phát ban do nhiệt, chuột rút do nhiệt, ngất xỉu do nhiệt, cuộc sống do nhiệt, đột quỵ do nhiệt...

“Đối với cơ thể người, nhiệt độ thích nghi nhất là khoảng 25 độ C. Trong khoảng từ 20 độ C đến 30 độ C, cơ thể điều chỉnh thích nghi tốt là do có trung tâm điều nhiệt nằm trên não. Trung tâm này có chức năng giúp chúng ta thích nghi được với bất kỳnhiệt độ nào, nhưng đến một ngưỡng nhiệt độ lạnh quá hay nóng quá cơ thể không thể điều chỉnh kịp do vượt quá khả năng hoạt động của trung tâm này. Khả năng điều chỉnh với sự thay đổi nhiệt độ cũng kém ở trẻ nhỏ (nhỏ hơn 4 tuổi), hoặc người già (lớn hơn 70 tuổi) hoặc người có nhiều bệnh lý đi kèm. Do đó, tùy theo mức độ tiếp xúc với thời tiết nắng nóng ra sao, nhiệt độ môi trường xung quanh như thế nào, thời gian bao lâu, công việc nặng nhọc hay không… thì các bệnh lý do ảnh hưởng của nhiệt độ sẽ xuất hiện ở những mức độ khác nhau”, bác sĩ Hậu chia sẻ.

Theo bác sĩ Hậu, thời tiết nóng bức dễ phát sinhcác bệnh lý về đường hô hấp. Nguyên nhân là nhiềungười có xu hướng ở trong các phòng máy lạnh quá lâu, sử dụng nhiều quạt hoặc ăn uống các loại thức ăn, thức uống lạnh hay có đá… những hoạt động như vậy vô tình làm khô niêm mạc, khô chất nhầy của đường hô hấp. Việc này sẽ làm cho các vi trùng có lợi cho cơ thể chết đi, tạo điều kiện thuận lợi cho các siêu vi, vi trùng ngoại lai dễ xâm nhập gây các bệnh lý như: nhiễm siêu vi, viêm đường hô hấp trên… Ngoài ra, nhiệt độ môi trường cao dễ làm cho thức ăn bị ôi thiu, cùng với sự phát triển mạnh của các trung gian truyền bệnh như ruồi, muỗi, gián… dễ gây ngộ độc thực phẩm đặc biệt là các vụ ngộ độ tập thể.

Khi nhiệt độ tăng cao thì sẽ dẫn đến việc tăng tiết mồ hôi, chất bã nhờn. Đặc biệt là ở trẻ em hay người già lớn tuổi mắc các bệnh phải nằm lâu sẽ dễ bị lở loét, các vi nấm mọc nhiều hơn ở các vùng kẽ da như nách, bẹn…

Trước tình hình trên, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân khi ra đường cần bôi kem chống nắng bên ngoài, sử dụng công cụ chống nắng cơ học và bổ sung các chất chống oxy hóa qua đường uống.

" Để phòng ngừa các bệnh do thời tiết nắng nóng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài hay môi trường có nhiệt độ cao người dân nên mặc quần áo dài tay, thoáng mát, đội nón rộng vành, hạn chế thời gian tiếp xúc ánh nắng từ 10 giờđến 16 giờ trong ngày, nếu bắt buộc phải làm việc hay hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao thì nên di chuyển đến nơi có không khí mát mẻ 1 lần/giờ, nghỉ ngơi khoảng 15 phút, sau đó trở lại công việc.

Chủ động uống nước, không nên đợi đến lúc khát nước mới uống. Chúng ta nên uống các loại nước vừa cung cấp nước và muối khoáng như đã nói ở trên", bác sĩ Hậu khuyến cáo.

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
10 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nam Bộ nắng nóng, nguy cơ bị bỏng và ung thư da khi ra đường