Giữa năm 2016 diễn ra một triển lãm tại bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, giới thiệu bộ sưu tập các tác phẩm tranh đặc biệt nổi tiếng của loạt họa sĩ tên tuổi hàng đầu Việt Nam. Thế nhưng, họa sĩ Nguyễn Thành Chương lại cảm thấy quá bất ngờ trước điều ông phải chứng kiến trong sự kiện này. Một tác phẩm ông nhận ra do chính mình sáng tác, lại nghiễm nhiên được đề tên của họa sĩ khác.

Nạn tranh giả, nhái của Việt Nam lên báo Mỹ

CTV Như Ý | 13/08/2017, 10:56

Giữa năm 2016 diễn ra một triển lãm tại bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, giới thiệu bộ sưu tập các tác phẩm tranh đặc biệt nổi tiếng của loạt họa sĩ tên tuổi hàng đầu Việt Nam. Thế nhưng, họa sĩ Nguyễn Thành Chương lại cảm thấy quá bất ngờ trước điều ông phải chứng kiến trong sự kiện này. Một tác phẩm ông nhận ra do chính mình sáng tác, lại nghiễm nhiên được đề tên của họa sĩ khác.

Tác phẩm nói trên là một bức chân dung trường phái lập thể, vốn Nguyễn Thành Chương cho biết ông hoàn thành khoảng đầu những 1970. Tuy nhiên, khi trưng bày tại triển lãm, bức họa lại được ghi thời điểm sáng tác là năm 1952, bởi nhà thơ - nghệ sĩ nổi tiếng Tạ Tỵ. Họa sĩ Chương bày tỏ: “Tôi không thể tin vào mắt mình. Sự việc làm tôi dựng tóc gáy.”

Vụ “tai nạn” diễn ra với Nguyễn Thành Chương khiến giới mỹ thuật trong nước xôn xao,đồng thời phản ánh một sự thật đáng buồn: thị trường tranh nội địa, dẫu tồn tại vô số tác phẩm giai đoạn tiền chiến đang có giá triệu đô, vẫn đầy rẫy chiêu trò đạo nhái - lừa đảo.

“Đây chính là một trong những thử thách lớn nhất với thị trường tranh Việt lúc này”. Suzanne Lecht, giám đốc phòng trưng bày Nghệ thuật Việt Nam tại Hà Nội, cho biết. “Làm sao mọi người biết đâu là tranh thật và đâu là đồ giả?”.

Cả cơ quan quản lý nghệ thuật uy tín trong nước, bao gồm những bảo tàng quốc gia, đôi khi vẫn trưng bày tác phẩm họ biết là không rõ ràng về nguồn gốc ra đời. Tương tự, đơn vị đấu giá nghệ thuật nổi tiếng như Christie's hay Sotheby's, cũng như phía cố vấn làm việc cho họ, từng bán để rồi buộc phải tiêu hủy một số tác phẩm từ Việt Nam, khi phát hiện chúng là tranh giả.

Họa sĩ Nguyễn Thành Chương đứng trước tác phẩm tranh được đề tên Tạ Tỵ, tuy nhiên họa sĩ lại khẳng định đây là bức họa do ông sáng tác

Nền nghệ thuật Việt Nam bấy lâu vẫn chật vật với nỗ lực mở rộng sức hút trên toàn cầu. Tuy nhiên,tranh Việt đã bắt đầu tạo dấu ấn ở các buổi đấu giá quốc tế. Tháng 4 vừa qua, một tác phẩm nổi bật của họa sĩ kỳ cựu Lê Phổ, được mua với mức 1,2 triệu USD (hơn 27 tỉ VND) thông qua nhà đấu giá Sotheby's ở Hồng Kông. Bức họa phá kỷlục 844.000 USD từng lập trước đó 3 năm của một tác phẩm khác, cũng do chính Lê Phổ thực hiện.

Được nhận ra nhiều hơn trên thị trường quốc tế, nhưng các họa sĩ và thương nhân buôn bán tranh Việt vẫn phải đương đầu với vấn nạn đạo nhái ngày một nở rộ. Người mua thuộc tầng lớp trung đến thượng lưu, tương tự như các khách hàng nước ngoài, thường là “đích nhắm” ưu tiên của kẻ bán tranh giả.

Trường hợp của bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, nơi xuất hiện tác phẩm gây tranh cãi đề tên nhà thơ Tạ Tỵ, nảy sinh khi phía quản lý tại đây chấp nhận trưng bày tranh của nhà sưu tập tư nhân. Bức tranh giả, do đó, mang ấn tượng xuất xứ từ một bảo tàng uy tín hàng đầu trong nước.

Không chỉ riêng bức họa này nói trên, 17 tác phẩm khác thuộc sở hữu của nhà buôn nghệ thuật tên Vũ Xuân Chung, cũng vướng nghi án đạo nhái.

Khi được hỏi về nguồn gốc tranh bị nghi ngờ là giả, đại diện bảo tàng nhanh chóng xác nhận toàn bộ chúng không hề được sáng tác bởi những cá nhân họa sĩ triển lãm đã quảng bá từ đầu. Tuy nhiên, cuộc điều tra cụ thểnhư lời hứa từ phía quản lý tại đây không hề diễn ra. Toàn bộ 17 bức tranh sau đấy được bảo tàng lặng lẽ trao trả cho ông Chung, người cuối cùng bán lại một trong số chúng với mức giá 66.000 USD (gần 1.5 tỉ VND).

Vũ Xuân Chung xuất hiện trong buổi trưng bày gây tranh cãi tại bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh. Ông khẳng định đã mua lại các bức tranh bị nghi ngờ là tranh giả từ một cố vấn nghệ thuật từng làm việc tại nhà đấu giá Christie's

Dù vậy, tranh cãi chỉ thật sự nổ ra khi ông Chung cho biết nhóm tác phẩm này đã được kiểm tra bởi Francois Hubert, một chuyên gia thẩm định tranh người Pháp.

Minh chứng gây “ngán ngẩm” khác cho thấy sự hoành hành của nạn tranh giảchính là bức họa bằng sơn dầu Mơ về một ngày mai của cố danh họa Tô Ngọc Vân. Tháng 5 năm nay, nhà đấu giáChristie's bán tác phẩm cho một người mua giấu tên với mức giá 45.000 USD (hơn 1 tỉ VND). Tuy nhiên, ít lâu sau, bức tranh lại bị tố đạo nhái một tác phẩm có tên The Young Beggar vẽ bởi họa sĩ người Tây Ban Nha Bartolome Esteban Murillo vào năm 1650. Gia đình cố họa sĩ Tô Ngọc Vân phải bức xúc lên tiếng, khẳng định “100% đây không phải tác phẩm của ông”.

BứcThe Young Beggar(trái) của Bartolome Murillo đang được trưng bày tại bảo tàng Louvre vàMơ về một ngày mai(phải) của Tô Ngọc Vân. Chuyên gia mỹ thuật trong nước nghi ngờ tác phẩm đấu giá của họa sĩ Vân là bản “nhái” kém chất lượng từ bức tranh vẽ bởi họa sĩ Tây Ban Nha

Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội cũng thường xuyên đối diện tình trạng “tam sao thất bản” của các tranh trưng bày. Từ giai đoạn những năm 1960, dưới sức ép chiến tranh, nhiều người nghĩ đến việc sao chép tranh thành nhiều ấn bản nhằm giữ chúng an toàn. Chì có điều là đến thời bình, nỗ lực phân loại và tìm lại bản gốc tranh trở thành thách thức lớn. Vài bức họa của Tô Ngọc Vân và Lê Văn Đệ từng được nhìn thấy tại sự kiện đấu giá quốc tế. Trong khi các tác phẩm trông giống hệt chúng vẫn đang treo tại bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội.

Tranh chấp nguồn gốc tranh thật - giả giữa phía Việt Nam và nhà đấu giá nước ngoài, tuy nhiên, hiện còn đang là “bài toán” chưa lời giải. Đại diện phát ngôn từ phía Sotheby's lẫn Christie'sđều tin tưởng vào “thủ tục tìm chọn và đấu giá tác phẩm” của riêng họ. Mặt khác, ở nước ta, sự thiếu hụt nguồn tài liệu cùng kỹ năng chuyên môn về thẩm định, đang khiến tranh Việt rất khó có thể được phân loại - định rõ giá trị.

Như Ý (TheoThe New York Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nạn tranh giả, nhái của Việt Nam lên báo Mỹ