Một nhóm cổ đông nhỏ của Eximbank đã gây náo loạn hội trường khi không đồng ý thông qua quy chế tiến hành đại hội và cho rằng HĐQT không minh bạch.

Náo loạn tại đại hội cổ đông lần 2 của Eximbank

Phan Diệu | 24/05/2016, 11:42

Một nhóm cổ đông nhỏ của Eximbank đã gây náo loạn hội trường khi không đồng ý thông qua quy chế tiến hành đại hội và cho rằng HĐQT không minh bạch.

Ngày 24.5, Ngân hàng TMCP Xuất khẩu Việt Nam (Eximbank) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thương niên năm 2016 lần 2.

Vừa bước vào đầu của đại hội, trong phần thông qua quy chế tiến hành họp ĐHĐCĐ, một nhóm cổ đông đã không đồng ý và gây náo loạn hội trường. Tuy nhiên, có đến 71,97% số cổ đông thông qua, còn nhóm cổ đông không đồng ý này chỉ chiếm 28,03%. Do đó, đại hội được tiếp tục diễn ra.

Mặc dù vậy, khi đoàn chủ tịch tiến hành làm việc thì nhóm cổ đông này tiếp tục gây rối. Các cổ đông này cho rằng ban tổ chức không tôn trọng pháp lý, không tôn trọng cổ đông và đòi phát biểu ý kiến.

Trả lời thắc mắc của cổ đông, ông Ngô Thanh Tùng- Thành viên HĐQT nói theo điều lệ, đại hội sẽ do Chủ tịch HĐQT chủ trì. Chủ tọa đoàn có thể đề cử một đoàn chủ tịch với số lượng không quá 3 người để cùng chủ trị đại hộigồm ông Lê Minh Quốc chủ tịch HĐQT; ông Lê Văn Quyết thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc; ông Ngô Thành Tùngthành viên HĐQT.

Còn về chủ tọa đoàn, Chủ tịch HĐQT cũng có quyền chỉ định thêm 2 thành viên để cùng chủ trì đại hội và giúp đoàn chủ tịch. Thế nhưng, do một số cổ đông không đồng ý nên đoàn chủ tịch đã mời 2 ông là Trần Lê QuyếtTrưởng ban kiểm soát và ông Naoki Nisizawa thành viên HĐQT rời khỏi đoàn chủ tịch.

“Đại hội không cần phải bỏ phiếu thông qua chủ tọa đoàn hay đoàn chủ tịch. Cổ đông có thể kiểm tra lại quy định này. Đại hội không thể vì một nhóm cổ đông nhỏ mà không thể diễn ra. Các ý kiến đóng góp cho ĐHCĐ phải là các ý kiến ôn hòa, còn gây náo loạn cho đại hội thì bắt buộc ban tổ chức phải có các biện pháp để đại hội diễn ra thành công”, ông Tùng nói.

Trong phần thông qua chương trình đại hội, chỉ có 48,14% số cổ đông đồng ýtrong khi đó số cổ đông không đồng ý chiếm tới 51,88%.

Trước nguy cơ đại hội lần 2 không thể tiến hành, một số cổ đông sáng lập cho rằng Eximbank là một ngân hàng đại chúng, không thể vì một nhóm cổ đông nhỏ mà “phá” đại hội.Một cổ đông nói đại hội lần thứ 1 đã không thành công thì đại hội lần 2 nhất định phải thành công. Nếu không đồng ý phải có ý kiến nói rõ không đồng ý điều nào, điểm nào chứ không thể không đồng ý cả toàn bộ chương trình được.

Sau lần đóng góp ý kiến của các cổ đông sáng lập, đoàn chủ tịch đồng ý xin ý kiến cổ đông biểu quyết thông qua chương trình họp đại hội lần thứ 2 với việc bổ sung thêm 2 tờ trình. Cụ thể, thông qua điều 5 về báo cáo của ban điều hành về hoạt động kinh doanh năm 2015, kế hoạch năm 2016 và điều 12 về bổ sung số lượng thành viên HĐQT nhiệm kỳ 6.

Kết quả, đã có 56,82% số cổ đông đồng ý thông qua, 43,05% không đồng ý và 0,13% không ý kiến. Với số liệu trên, đại hội lần 2 được diễn ra.

Về tờ trình chấp thuận bổ sung kiến nghị của nhóm cổ đông vào chương trình và nội dung họp ĐHĐCĐ, ngày 14.3, HĐQT Eximbank đã nhận được thư đề nghị của nhóm cổ đông. Cụ thể, bà Nguyễn Thị Xuân Loan, đại diện nhóm cổ đông nắm giữ số cổ phiếu chiếm tỷ lệ 11,82% cổ phần và ngày 28.3, ông Phạm Hữu Phương, đại diện nhóm cổ đông nắm giữ số cổ phiếu chiếm tỷ lệ chiếm 10,42% cổ phần có quyền biểu quyết tại Eximbank đã yêu cầu đưa vào chương trình họp đại hội với nội dung bầu 2 thành viên HĐQT.HĐQT Eximbank đãđưa nội dung thảo luận kiến nghị của 2 nhóm cổ đông nói trên và đưa vào chương trình, nội dung họp đại hội.

Được biếtnăm 2015, Eximbank dự kiến sẽ không chia cổ tức cho cổ đông, thay vì mức cổ tức 4,8% như ĐHĐCH đề ra trước đó.

Đặc biệt, nhà băng này đã chi 19,9 tỉ đồng thù lao cho HĐQTvà Ban kiểm soát (thù lao đã chi không tính lương và phúc lợi của thành viên HĐQT đại diện đối tác chiến lược SMBC). Như vậy, tổng số chi thù lao cho lãnh đạo đã vượt 19,3 tỉ đồng, bởi Nghị quyết ĐHĐCĐ năm 2015 chỉ chấp thuận mức thù lao là 1,5% lợi nhuận sau thuế (tức 600 triệu đồng).

Trước đó, trong lần tổ chức ĐHĐCĐ lần 1 diễn ra ngày 29.4với tổng số cổ đông dự họp đại diện thấp hơn 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, nên đã không thể tiến hành. Nguyên nhân là do 2 nhóm cổ đông lớn có tham dự nhưng không đăng ký cổ phần để biểu quyết.

Phan Diệu

Ảnh: Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Náo loạn tại đại hội cổ đông lần 2 của Eximbank