Khoảng 18.000 binh sĩ của 19 quốc gia, chủ yếu là thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ngày 3.6 đã bắt đầu cuộc tập trận Saber Strike thường niên tại Ba Lan và các nước vùng Baltic, nhằm tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu tại sườn phía đông của khối.

NATO tập trận tại Ba Lan

Cẩm Bình | 04/06/2018, 14:01

Khoảng 18.000 binh sĩ của 19 quốc gia, chủ yếu là thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ngày 3.6 đã bắt đầu cuộc tập trận Saber Strike thường niên tại Ba Lan và các nước vùng Baltic, nhằm tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu tại sườn phía đông của khối.

Tập trận Saber Strike lần 8 kéo dài đến ngày 15.6. Tướng Richard Coffman, phó tư lệnh Sư đoàn bộ binh số 1 lục quân Mỹ, cho biết: “Họ (các tiểu đoàn chiến đấu đa quốc gia của NATO) sẽ được kiểm tra đặc biệt trong Saber Strike. Hoạt động này cho thấy cam kết giữa những thành viên thuộc liên minh. Các bài tập thể hiện sự linh hoạt của bộ binh và không quân trong phản ứng với khủng hoảng”.

Sự kiện quân sự này diễn ra sau khi Ba Lan tiết lộ đang cân nhắc đề xuất chi 1.5- 2 tỉUSD để xây dựng căn cứ đồn trú lâu dài cho một đơn vị tăng thiết giáp Mỹ trên lãnh thổ nước này. Chính quyền Warsaw từng nhiều lần kêu gọi NATO bổ sung thêm quân tại phía đông của khối để đối phó với mối đe dọa mà họ cho rằng có thể có từ phía Nga.

Moscow lập tức lên tiếng chỉ trích đề xuất trên, cho rằng bất kỳđộng thái triển khai nào như vậy đều không có lợi cho an ninh và ổn định của châu Âu.

Kể từ sau sự kiện Nga sáp nhập Crimea năm 2014, Mỹ đã tăng cường hiện diện tại sườn phía đông NATO bằng các cuộc tập trận và điều động lực lượng. Quân đội Washington vào tháng 5.2017 đã thành lập một trụ sở mới tại Ba Lan, phục vụ cho công tác chỉ huy 6.000 binh sĩ nước này triển khai cho các chiến dịch NATO và Lầu Năm Góc tại khu vực.

Ngoài ra, Mỹ còn dẫn đầu lực lượng tác chiến đa quốc gia đang đồn trú tại Ba Lan, trong khi Đức, Anh và Canada chỉ huy ba đơn vị khác tại ba nước vùng Baltic là Estonia, Latvia và Lithuania.

Ba Lan thời gian qua đã không ngừng củng cố quan hệ quốc phòng với Mỹ. Vào tháng 3, chính quyền Warsaw đã ký một hợp đồng trị giá 4,75 tỉ USD mua hệ thống đánh chặn tên lửa Patriot.

Cẩm Bình (theo SCMP, Gulf Times)
Bài liên quan
Ngưỡng vũ khí hạt nhân bị hạ thấp: Nga đang tự vệ hay thách thức ‘lằn ranh đỏ’ của NATO?
Tổng thống Vladimir Putin hôm 19.11 đã ký phê duyệt bản cập nhật học thuyết hạt nhân của Nga, một động thái quan trọng trong bối cảnh căng thẳng quân sự giữa Nga và phương Tây ngày càng leo thang.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
một giờ trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
NATO tập trận tại Ba Lan