Theo ông Vũ Hoàng Liên - Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam, dù Việt Nam đã triển khai mạng 4G nhưng người dùng cũng không nên bỏ hẳn 3G mà phải xem xét bản thân chiếc điện thoại di động và nhu cầu sử dụng của người dùng bởi 3G vẫn đem lại hiệu quả tốt.

Nên kết hợp 3G với 4G để vừa không bị lạc hậu, vừa tăng hiệu quả

Thu Anh | 24/11/2016, 12:50

Theo ông Vũ Hoàng Liên - Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam, dù Việt Nam đã triển khai mạng 4G nhưng người dùng cũng không nên bỏ hẳn 3G mà phải xem xét bản thân chiếc điện thoại di động và nhu cầu sử dụng của người dùng bởi 3G vẫn đem lại hiệu quả tốt.

Bộ Thông tin -Truyền thông (TT-TT) đã ban hành giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng và giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông 4G cho 4 trong số 5 nhà mạng tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đánh giá 4G chưa thể phát triển "bùng nổ" trong năm 2016.

Bên lề Diễn đàn hợp tác ICT Việt Nam -Hàn Quốc được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 23.11, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam, ông Vũ Hoàng Liên cho biếttrong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngành công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) đã có những bước phát triển nhanh chóng và đạt được những thành tựu lớn.

Không nên bỏ 3G

Theo ông Liên, hiện nay các nhà mạng đang rất tích cực trong việc triển khai mạng di động 4G, triển vọng sẽ có hạ tầng 4G phục vụ tốt nhưng trước mắt là ưu tiên phục vụ tại các thành phố, nơi có mật độ dân số đông và nhu cầu sử dụng lớn.

Tuy nhiên, khi mạng di động 4G được triển khai, nhiều người cũng thắc mắc về việc có nên bỏ mạng 3G hay không. Về điều này, Chủ tịch Hiệp hội Interner Việt Nam phân tích: “Không nên bỏ 3G. Bản thân mỗi máy di động của người dùng cũng có những ưu điểm riêng nên máy nào sử dụng được 3G thì chúng ta vẫn sử dụng bình thường. Không phải vì có 4G mà chúng ta phải bỏ hoàn toàn 3G bởi 3G vẫn đem lại hiệu quả tốt cho người sử dụng, khi người dùng không quá đòi hỏi về tốc độ nhanh, khỏe. Nhưng chúng ta có thể kết hợp 3G với 4G để không bị lạc hậu”.

Trước câu hỏi việc triển khai 4G tại Việt Nam có đi chậm hơn so với Lào trong khi mạng 4G đã được thử nghiệm lần đầu tại Lào vào cuối năm 2012, ông Vũ Hoàng Liên cho rằng mỗi quốc gia đều có kế hoạch, lộ trình riêng nên vào thời điểm này Việt Nam triển khai hệ thống mạng 4G là thích hợp, phù hợp với nhu cầu của xã hội.

Đồng thời, ông Liên cũng nhấn mạnh: “Việc triển khai 4G/LTE đang có xu hướng đi lên khi xu hướng của chuẩn công nghệ cũng như các thế hệ thiết bị mà các nhà sản xuất tung ra thị trường luôn luôn tiến triển, ngày càng nâng cao. Bản thân 4G cũng có sự tiến hóa như tiến lên 4G/LTE… và tôi tin rằng các nhà chuyên môn đã có sự tính toán cụ thể để tối ưu hóa ứng dụng này”.

Nhưng ông Liên cũng chỉ ra rằng việc triển khai mạng 4G hay 5G không đơn thuần là chúng ta ứng dụng một công nghệ tiên tiến nhất mà quan trọng phải tối ưu hóa hiệu quả sử dụng cho người dùng, cho xã hội, cho hiệu quả kinh tế, kinh doanh của các nhà cung cấp dịch vụ. Đây là sự kết hợp giữa công nghệ mới, sự đầu tư, nhu cầu xã hội, hiệu quả kinh tế cho cả phía người dùng và nhà cung cấp.

Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam - Ảnh: Thu Anh

Giải quyết bài toán: Nhà cung cấp – xã hội

Nhận định về tương lai mạng di động của Việt Nam, ông Liên khẳng định: “Hiện giờ mạng di động đã trở thành thiết yếu, để tiếp tục cập nhật với xu hướng công nghệ mới, với chuẩn tiên tiến thì Việt Nam đã luôn luôn bám sát, mở rộng mạng di động trên cơ sở có sự quy hoạch, phân bổ băng tần hợp lý, đủ rộng để đáp ứng các nhu cầu dịch vụ, các loại hình thông tin một cách chiến lược. Tôi tin rằng mạng di động của Việt Nam sẽ luôn luôn là mạng di động đáp ứng tốt các nhu cầu của xã hội, đem lại sự bùng nổ CNTT”.

Tuy nhiên, việc áp dụng các công nghệ mới, triển khai mạng di động cấp độ cao là điều tất yếu trong điều kiện bùng nổCNTT như hiện nay; nhưng các chính sách của nhà nước trong việc hỗ trợ nhà mạng, hỗ trợ máy móc cho người dùng một cách phổ cập cũng là điều đáng quan tâm.

Trước vấn đề này, ông Liên cho rằng các chính sách hiện nay tương đối tốt, không có nhiều vướng mắc nhưng để ngành CNTTnói chung và mạng di động của Việt Nam nói riêng được phát triển mạnh mẽ thì chúng ta cần thêm môi trường pháp lý, cần hỗ trợ các điều kiện vô hình về các chính sách nhiều hơn. Còn việc hỗ trợ trực tiếp vào công nghệ, vật tư, máy móc… nên để cho sự vận động tự nhiên của xã hội điều tiết. Đồng thời, cạnh tranh chính là động lực cho sự điều tiết đó.

Theo ông Liên, bài toán hiện nay cần được giải chính là việc phải làm sao để giữa các nhà cung cấp và xã hội có sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau để cùng thúc đẩy ngành CNTT, ngành di động ngày càng đi lên và bùng nổ hơn nữa.

Thu Anh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
14 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nên kết hợp 3G với 4G để vừa không bị lạc hậu, vừa tăng hiệu quả